221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
812673
Thầy giáo tố cáo tiêu cực, học sinh lên tiếng!
1
Article
null
Thầy giáo tố cáo tiêu cực, học sinh lên tiếng!
,

(VietNamNet) - Trên Tiền Phong, khi trả lời "có phải những điều anh Khoa tố cáo không chỉ xảy ra ở Hà Tây mà đã là chuyện thường ngày của giáo dục", lãnh đạo Bộ GD - ĐT cho rằng "đây không phải là chuyện thường ngày vì chuyện thường ngày trong ngành giáo dục thì nhiều lắm".

"Phao" rải sau buổi thi môn Địa lý

Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật TP.HCM, Phó Chánh Thanh tra Giáo dục Trần Bá Giao cho rằng, nếu muốn biết có phải chuyện phổ biến không, hãy tạo một diễn đàn để lắng nghe học sinh bày tỏ.

Những ngày qua, xung quanh sự kiện nóng giáo viên Đỗ Việt Khoa tố cáo những gian lận thi cử, trong hàng ngàn email trong và ngoài nước gửi về, không ít người là học sinh cũ của thầy Khoa, cựu học sinh của các trường ở Hà Tây và nhiều HS, SV trên cả nước. Có những bé học sinh lớp 5, lớp 9, rồi SV ĐH, cao học đã bộc bạch những bức xúc của họ.

Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một phần trong số đông đảo những tiếng nói của học sinh cả nước từ câu chuyện giáo viên Đỗ Việt Khoa.

Ho ten: Nguyễn Thu Trang
Dia chi: Thanh Xuân, Hà Nội
Email:
kamiya_ntt@yahoo.com.vn

Cách đây hơn 1 năm, em dự kì thi tốt nghiệp THCS. Trước đó, em đã từng đọc và nghe rất nhiều về vấn nạn thi cử ở khắp nơi, rồi cô giáo, bố mẹ cũng dặn dò phải giữ bài thi thật cẩn thận. Nhưng đến khi tham dự một kì thi tốt nghiệp, em mới thực sự hiểu được những cái tồn tại trong thi cử. Đặc biệt nhất là hôm thi Toán, đề không khó, em làm chỉ hết không đến một nửa thời gian.

Em biết trong phòng có bạn là con em giáo viên và ca nào cũng được tuồn phao vào cho chép. Khi em làm xong, một cô giám thị phòng khác đi sang, nhìn một lượt khắp phòng, xem bài bạn đó, sau đó đi sang cầm bài em lên xem và bảo em chép lại bài cuối (bài khó nhất) ra một giấy nháp để lát nữa cô lấy.

Thật sự bị khó chịu trước một lời đề nghị như vậy, khi cô giáo đó sang lấy bài, em lấy bút chì tự gạch bài mình và bảo rằng em phát hiện ra mình làm sai. Cuối giờ, trước khi nộp bài, em tẩy vết bút chì đi và nộp. Khi biết chuyện này, bố em tỏ ra rất lo lắng, sợ vì chuyện này mà em bị trù dập trong khi chấm thi.

Bên cạnh đó, em còn chứng kiến tận mắt và nghe nhiều bạn phòng khác kể nhưng chuyện giám thị tiếp tay cho thí sinh như vậy. Cả những bậc phụ huynh cũng tiếp tay cho con cái mình gian lận, tự tay mua phao, cho vào túi con rồi dặn dò cẩn thận túi bên trái là chương này, túi bên phải là chương kia...

Chỉ sau 2 ngày thi tốt nghiệp, em cảm thấy thực sự thất vọng vì tình trạng thi cử hiện nay. Nhưng thật may, em cũng được chứng kiến những giáo viên làm việc thực sự nghiêm túc, và đặc biệt, khi biết về hành động của thầy Khoa, em rất muốn nói lời cảm ơn với thầy, vì thầy đã tiếp thêm cho em niềm tin về tương lai giáo dục nước nhà. Điều đó thật sự rất cần thiết đối với thế hệ trẻ chúng em, những con người luôn ao ước sau này sẽ có nhiều đóng góp cho quê hương, đặc biệt là trong giáo dục.

Email: manhitcat@y...

Em vừa mới trải qua một kì thi tuyển lớp mười. Em thấy xã hội đã bình thường hoá gian lận trong học tập lẫn thi cử (đây là điều bức xúc của em trong suốt năm cấp hai , song ko giãi bày được vì nhiều lý do). Đã từng chứng kiến những bạn học rất giỏi, siêng năng, trung thực, song lại phải chịu thua những bạn gian lận....em nhiều khi bật khóc.

Bật khóc vì nền giáo dục nước nhà đang đi xuống , nghĩ về thế hệ mai sau khi mà nhưng học sinh dù giỏi hay dở đầu được đánh đồng như nhau, khi thành quả học tập lại ko được đền trả xứng đáng, khi mà hằng ngày trên mặt báo nhan nhản những vụ tham nhũng tiêu cực ... và nhiều chuyện nữa mà tất cả là từ "nền giáo dục thành tích" gây ra.

Nếu thầy Khoa là Đông ki sốt, vẫn có bao nhiêu Santro Panza đứng bên cạnh thầy, trong đó có em. Nói như cô L và cô H là không hay. Chính những suy nghĩ đó đã trì hoãn phát triển. Chẳng lẽ, chúng ta lại ngồi nhìn đất nước đi xuống mà ko có biện pháp gì . Giáo dục phải là nền móng vững chắc của bất kì quốc gia nào! Bản thân là một HS (lớp 9). Có thể những nhận định trên em đưa ra hơi chủ quan. Nhưng đó là tiếng lòng em, và của nhiều bạn trẻ khác đau lòng khi nhìn về nền giáo dục nước nhà.

Ho ten: Vũ Quốc Mạnh
Email:
quocmanh_crsg1988@yahoo.com.vn

Em là một HS đang học lớp 12. Em nghĩ rằng, chỉ những HS thật sự học và thi bằng chính sức lực của mình thì mới hiểu được những niềm vui va nước mắt trong việc học mà thôi.

Các thầy cô ơi, em vẫn luôn được kể rằng, chúng em đã thật sự rất hạnh phúc khi được học trong một đất nước không còn bom đạn của chiến tranh và trong một giai đoạn đầy đủ về phương tiện vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc học tốt hơn rất nhiều so với thầy cô trước kia, để giờ đây, chúng em thật sự nể phục và tôn trọng thầy cô biết bao? Vậy mà bây giờ, thầy cô muốn chúng em đạt kết quả tốt bằng những phao, những tài liệu sao? Để rồi, mai nếu chúng em có bước trên con đường của thầy cô nữa thì sẽ có thêm bao nhiêu chất xám của Việt Nam bị huỷ hoại nữa?

Có lẽ, thầy Khoa là một trong rất ít những nhân chứng của sự thật mặc dù có những sự thật quá phũ phàng (và nó đã trở thành truyền thống) nhưng hình như đã được nhìn với cách hiểu là bình thường thôi!

Ho ten: Nguyen Van Mung
Dia chi: Tinh Vinh Phuc
Email: hieu_nguyen177@yahoo.com

Em có xem qua bức thư ngỏ của thầy và cảm thấy những điều thầy nói rất đúng. Cũng như một người thầy ở trường đã nói với em, rằng "thà rằng thấy các em trượt còn hơn là thầy để các em quay cóp".  Thưa thầy, em cũng có suy nghĩ như thầy nhưng em thật sự xin lỗi thầy, em vẫn chưa được thế.

Trong kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi, em cũng quay cóp môn lịch sử. Mặc dù điểm các môn khác của em có thể kéo điểm các môn còn lại lên, nhưng em muốn có bằng tốt nghiệp loại khá. Nhưng rồi em nhận ra rằng, đó chỉ là cái cách để em huỷ hoại nhân cách, đạo đức của mình hàng ngày. Việc nhỏ đã thế, sao làm được việc lớn?

Nhưng thầy ơi, em cũng lo lắng mình sẽ trượt tốt nghiệp lắm chứ. Em chỉ ân hận là không chăm chỉ học hành, không chịu phấn đấu.

Em mong rằng, ngoài việc tự lực thì Bộ GD-ĐT và nhà trường nên có nhiều hơn nữa các buổi ngoại khóa, không chỉ về vấn đề này mà còn những vấn đề khác như môi trường, xã hội để HS tin hơn và có hứng thú trong học tập. Không biết em sẽ làm được gì để giúp thầy nhưng em tự dặn với mình trong cuộc đời sẽ không bao giờ tự dối lòng mình như thế nữa.

Ho ten: tran khanhs tam
Dia chi: nam dinh
Email:
casau_86@yahoo.com

Em ra trường đã 2 năm. Phải công nhận, ngày trước còn đi học, em hay quay cóp những môn xã hội như Văn, Sử...Em nói ra không phải bao biện, nhưng chương trình học nặng quá. Môn xã hội vừa dài vừa khô, chúng em không thể  nhớ hết. Cộng với việc giảng đọc chép của thầy cô, giờ học càng vô vị. Trong các giờ giảng như vậy, chúng em không được bày tỏ chính kiến, thậm chí bị mắng là vô lễ. Việc này gây ức chế cho chúng em.

Em thấy thay đổi thực trạng hiện nay không phải công việc một sớm, một chiều. Trước hết cần xem lại mô hình giáo dục của ta hiện nay đã phù hợp hay không? Cần giáo dục ý thức của chúng em ngay từ nhỏ.

Ho ten: nguyen van the
Dia chi: k47-dai hoc xay dung
Email:
nguyenvanthe8730@yahoo.com

Tôi ủng hộ cách xử lý của thầy Khoa. Tuy vậy, tôi cũng có góp ý thế này: Tại sao Bộ GD-ĐT không ra đề thi tốt nghiệp THPT có tính phân loại rất cao? Tức là những học sinh kém nhất cũng có thể làm được 5 hoặc 6 điểm. Và tất nhiên, những HS giỏi thực sự thì mới được 9, 10? Là SV ĐH, tôi thấy có khá nhìêu kiến thức phổ thông mà bậc ĐH không dùng đến. Thế thì có nhất thiết cứ bắt những người không có ý định học tiếp sau phổ thông phải nhồi nhét kiến thức phổ thông mà thực sự là không quá cần thiết cho công việc của họ sau này?
 

Ho ten: Nguyễn Thanh Tú
Email:
tunguyen189@gmail.com

Tieu de: Em rất ủng hộ thầy Khoa
Em băn khoăn về giải pháp giải quyết các thế hệ học sinh đã và đang theo cách giáo dục này. Hiện, em đã học xong ĐH và đi làm nên rất dễ nói ủng hộ thầy Khoa. Nhưng còn những em HS đã "mất gốc" - hổng kiến thức từ cấp 1, cấp 2, đến cấp 3 trên cả nướ, làm sao lấp lỗ hổng kiến thức cho các em? Đây là câu hỏi lớn em muốn hỏi thầy, không chỉ 1-2 năm như thầy nói đâu, em sợ lâu hơn. Vậy Bộ GD- ĐT và toàn thể các thầy cô có sẵn sàng làm một chiến dịch quy mô trên cả nuớc để "san lấp" những "lỗ hổng kiến thức" cho HS hay không? Em thì thấy rất triển vọng về tương lai KHÔNG TIÊU CỰC trong giáo dục vì chỉ cần thầy trò chung sức, Bộ GD-ĐT  quyết tâm là làm được. Nhưng em rất băn khoăn về việc giải quyết hậu quả (là các em học sinh mất gốc) của tiêu cực trong giáo dục từ trước đến nay.

Ho ten: Trần Hà Phương
Dia chi: Học viện BC-TT
Email:
toluen1987@yahoo.com.vn

Em cảm ơn thầy nhiều lắm vị thầy đã dạy cho chúng em bài học rằng sự trung thực trong thi cử vẫn còn tồn tại. Từ trước tới giờ chúng em (và cả nhiều "người khác" nữa) vẫn làm ngơ trước sự tiêu cực trong thi cử như một sự thực hiển nhiên. Thi tốt nghiệp cấp 2, chính bản thân em bị một đứa giằng bài, giám thị nhìn thấy vẫn làm ngơ?! Thi tốt nghiệp cấp 3, tình trạng gian lận tiêu cực vẫn tiếp tục. Giờ em đã học ĐH rồi nhưng bằng cửa này hay cửa khác tiêu cực vẫn cứ làm ô nhiễm môi trường sư phạm. Em không còn tin vào cái gọi là sự công bằng, trung thực trong thi cử nữa. Nhưng ngày hôm nay thì em tin là nó vẫn tồn tại. Vẫn còn những người tốt bảo vệ nó. Em cảm ơn thầy và thầy hãy luôn tin rằng thầy không đơn độc.  

Ho ten: lehiep
Dia chi: so 10 ngo 208 Doi can Ba dinh
Email:
levanhuyen@hn.vnn.vn

Cháu là Lê Hiệp, học sinh lớp 5, trường tiểu học Đại Yên. Sau khi đọc các bài viết, lòng dũng cảm của thầy Khoa, cháu rất cảm phục. Và cháu cháu nghĩ rằng nếu ở trường nào cũng có khoảng độ 2 thầy như thầy và cô dũng cảm như thầy Khoa cộng với sự ủng hộ thật lòng của lãnh đạo thì cháu tin các chủ trương của ngành giáo dục sẽ sớm được đưa vào thực tế và việc dạy thêm, học thêm cũng nhanh chóng được xóa bỏ. Cháu mong các cơ quan bảo vệ luật pháp hãy vì thế hệ trẻ mà ủng hộ thầy Khoa tới tận cùng của sự thật.

Ho ten: Doãn Văn Minh
Dia chi: Phú Xuyên Hà Tây
Email: minhhvqs@yahoo.com
 
Tôi cũng đã từng là học trò cũ của thầy Khoa. Thầy luôn tận tụy với nghề giáo khi  dạy tôi ở trường Đồng Quan. Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe tin về vụ tiêu cực này, càng ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy thầy trên ti vi. Ngạc nhiên vì thầy dám đứng lên để đưa ra những bằng chứng về tiêu cực trong thi cử ở Hà Tây. Chúng ta là những người biết nhưng không dám làm thì càng phải đứng ra ủng hộ tinh thần dám làm của thầy Khoa.


Email: hca127@yahoo.com.vn

Những ngày học cấp 3, thấy thầy cô giáo thường hay bênh những đứa con nhà giàu, học dốt em rất ghét, tuy nhiên là chỉ một số thầy cô nào đó thôi và em chưa hiểu hết đằng sau những việc ấy lại dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đấu tranh với cái tiêu cực bao giờ cũng khó, phải đắn đo, nhưng thầy là đã làm được, thầy là người thầy vĩ đại của chúng em. Em đã đi làm 3 năm, và nơi làm việc trước kia em muốn xin vào để nhận mức lương 350000đ một tháng thì phải mất 5 triệu đồng cho một Trung tâm Y tế nhỏ ở huyện. Em đã nhìn thấy ông giám đốc ấy nhận tiền một cách tỉnh bơ, coi đó như một việc bình thường. Còn em thì cảm thấy xấu hổ vì những điều mình học ở giảng đường giờ lại bị mua lại với cái giá quá bèo, mà họ cũng không thèm đoái hoài đến xem trình độ của mình là gì. Đó chỉ là con số nhỏ tiêu cực nhưng em đã rẩt buồn. Cơ quan hành chính đã như vậy, mà giáo dục cũng như vậy nốt thì quả là không thể hiểu nổi. Em còn quá trẻ để chưa hiểu hết những gì minh thấy và nói ra đây, nhưng em đã được đọc những dòng tâm sự của thầy trên báo. Em tin thầy sẽ chiến thắng, chiến thắng những cái tiêu cực mà một trong những người làm đến cấp Sở, cấp Bộ với trình độ cao, thừa hiểu biết mà vẫn bao che cái ung nhọt to đùng của ngành giáo dục. Chúc thầy và gia đình mạnh khoẻ, có rất nhiều người đang quan tâm và ủng hộ thầy.

Ho ten: Lưu Văn Tuấn
Dia chi: Hà Nội
Email:
luutuanvnn@yahoo.com.vn

Đầu tiên, xin cảm ơn VietNamNet đã là người theo sát và đưa những thông tin chính xác nhất về việc chống tiêu cực của thầy. Và cũng nhân đây, xin nhờ toà soạn gửi tới thầy Khoa rằng : Em khâm phục và ủng hộ thầy, cho dù sự việc có tiến triển theo chiều hướng nào. Không có những con người dám đứng lên như vậy, bao giờ giáo dục mới có những bước cải cách và chuyển mình (mặc dù hiện nay, Bộ GD-ĐT đã và đang có những cải cách).

Ý kiến của bạn:


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,