221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
783178
Tuyển sinh lớp 10: Không có kẽ hở cho tiêu cực?
1
Article
null
Tuyển sinh lớp 10: Không có kẽ hở cho tiêu cực?
,

(VietNamNet) - Sau khi Bộ GD - ĐT công bố quy chế thi, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Lê Quán Tần đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về những vấn đề đặt ra: Điều kiện nào để các trường lựa chọn phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi và xét tuyển? Học sinh (HS) có nguyện vọng vào học trường chỉ đào tại một ban sẽ giải quyết ra sao?

Soạn: AM 746841 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Lê Quán Tần "Chọn trường chỉ có ban Cơ bản, HS vẫn được học phân hóa..."

Tiêu cực: Rất khó?

- Thưa ông, theo quy chế thi mới ban hành, đâu là điểm khác biệt cơ bản để hạn chế những tiêu cực trong tuyển sinh đầu cấp những năm trước?

Vụ trưởng Lê Quán Tần: Phải khẳng định, quy định này không có kẽ hở cho tiêu cực. Khi xác định tuyển sinh theo 3 phương thức thì tinh thần cơ bản vẫn là kế thừa quy chế cũ (có thi, có xét). Như vậy, trong trường hợp nào thì căn cứ số người nộp đơn dự tuyển và chỉ tiêu tuyển xấp xỉ nhau. Để đảm bảo công bằng, Bộ GD - ĐT phải hướng dẫn tỉ mỉ dựa vào các đề xuất, đề nghị của các địa phương.

Phương thức kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển sẽ rất có lợi cho việc quản lý chuyên môn ở THCS. Vì trước đây, có tình hình nếu chỉ thi, sẽ có tình trạng các em lớp 6, lớp 7, lớp 8 đủng đỉnh và đến lớp 9 học dồn. Nay, vừa thi vừa xét nên các em phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện, học tập từ lớp 6 trở đi để có kết quả tốt.

Như vậy, khi kết hợp phần xét sẽ rất có lợi cho quản lý dạy và học ở THCS. Phần xét làm cho phần quản lý chuyên môn ở THCS thuận lợi hơn. Nếu chỉ xét không thôi thì sẽ có xu hướng là cơ sở sẽ “đôn” phân loại ở 4 lớp THCS lên, cho nên phải có thêm phần thi để cho khách quan.

- Như ông nói, thì tính ưu việt của phương thức kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển chỉ có thể ở những thành phố lớn, nơi có số đơn dự tuyển nhiều hơn so với chỉ tiêu. Còn lại, tiêu cực vẫn phổ biến ở những đơn vị chọn phương thức thi hoặc xét tuyển?

Cũng không hẳn, vì nếu chỉ có xét bằng kết qủa lớp 9 thì mới dễ có chuyện tiêu cực như chạy điểm...Nhưng việc chạy mà làm cả 4 năm không dễ, xác xuất để gọi là vì lý do nào đó và ưu ái ai đó mà làm cả 4 năm thì khó, bởi tôi tin, một bộ phận rất đông giáo viên của mình vẫn làm việc hết sức công tâm. Có thể vẫn có nhưng tỷ lệ không nhiều và rất khó.

Không nên nói là hai phương thức còn lại vẫn nhiều tiêu cực. Vì còn phụ thuộc vào cách quản lý chặt chẽ, nghiêm minh ở cấp THCS. Nơi quản lý chặt chẽ, nghiêm túc thì phương thức thứ 3 là tốt nhất. Nơi quản lý chưa nghiêm, không công bằng giữa trường nọ với trường kia thì chọn cách thi tuyển là phù hợp...Ở đây, không có một cái gì ưu việt, nổi trội trở thành “bảo bối” mà tùy vào điều kiện.

Những nơi quản lý THCS nề nếp thì thường thiên về phương thức 3 (thi kết hợp với xét tuyển). Nơi quản lý chưa nề nếp lắm thì thiên về phương thức 2 (thi tuyển)... Ba phương thức đáp ứng yêu cầu đa dạng về quản lý dạy và học, cũng như tâm lý xã hội và đòi hỏi của nhân dân.

Vào ban Cơ bản vẫn được học phân hoá

- Tại sao phương thức thi tuyển lại quy định môn thứ 3 công bố trước ngày thi kết thúc năm học 15 ngày?

Có môn thứ 3 để yêu cầu các em học toàn diện trong điều kiện bỏ thi tốt nghiệp THCS. Quy định thi 3 môn cũng để thích ứng với điều kiện bỏ thi. Nếu bỏ thi tốt nghiệp mà chỉ thi 2 môn thì các em chỉ tập trung học 2 môn. Môn thứ 3 công bố muộn để tất cả HS đều phải học toàn diện vì chưa biết sẽ lựa chọn môn nào.

Cũng có ý kiến nói tại sao không công bố sớm hơn? Nhưng sớm thì sẽ có chuyện học dồn 3 môn, coi nhẹ những môn không thi và thúc đẩy chuyện dạy thêm, học thêm. Còn sát nút rồi thì chuyện dạy thêm, học thêm cũng khó.

- Vấn đề phân ban sau THCS cũng được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm, bởi sẽ có trường THPT chỉ đào tạo một ban. Làm thế nào để đáp ứng nguyện vọng chuyển ban như quy định đặt ra?

Bộ GD-ĐT quy định: khi có chỉ tiêu tuyển sinh rồi thì hiệu trưởng lên phương án phân ban trình Giám đốc Sở GD - ĐT phê duyệt, sau đó mới ra thông báo tuyển sinh. Khi thông báo tuyển sinh, người dự tuyển sẽ được biết trường có những ban nào, mỗi ban có bao nhiêu lớp...Chúng tôi gọi quy trình này là “đo chân đóng giày”. Vì khi tổ chức ra những lớp như vậy thì phải có đủ giáo viên, cơ sở vật chất...

Về phía trường cũng phân ra loại: trường có điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất khá thì định hướng sẽ tổ chức 3 ban. Phương án do hiệu trưởng lập, với ba ban thì khả năng lựa chọn của HS là cao nhất tuỳ vào năng lực. Đối với trường có đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất khó khăn hơn thì buộc phải làm ít ban (có thể 2 ban hoặc 1 ban). Ưu tiên vẫn là tăng cơ hội lựa chọn cho các em, nếu không vì lý do khách quan thì không thu hẹp.

- Để hiệu trưởng lên phương án phân ban sẽ không loại trừ có trường sẽ đào tạo một ban Cơ bản. Vậy nguyện vọng của HS sẽ đáp ứng thế nào?

Một trường chỉ đào tạo ban Cơ bản thì HS vẫn được dạy phân hoá. Vì trong chương trình của ban Cơ bản, có 4 tiết tự chọn/ tuần. Như vậy, hiệu trưởng có quyền lấy ý kiến HS, sau đó xếp lại một số lớp học tự chọn theo 3 môn nâng cao tương ứng với khối thi ĐH. Ví dụ như: Toán, Lý, Hoá nếu các em thi khối A...

Trong ban Cơ bản vẫn còn ít nhất 4 luồng phân hóa. Ngay cả trường chỉ có mỗi ban Cơ bản thì khả năng phân hoá để chuẩn bị cho các em sau phổ thông là vẫn còn.

Trong tháng 4 này, Bộ sẽ chuyển về các trường THCS tài liệu hướng dẫn HS lựa ban trong trường THPT. Dự kiến sau ngày 15/4 sẽ ban hành. Và sau 20/4, Bộ sẽ tập huấn cho cán bộ quản lý...

- Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,