221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
765082
"Canh hẹ" trước thềm hội nghị giám đốc Sở
1
Article
null
'Canh hẹ' trước thềm hội nghị giám đốc Sở
,

(VietNamNet) - Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị các Giám đốc Sở GD-ĐT sáng nay, 17/2 là câu chuyện tuyển sinh lớp 10 đang "rối như canh hẹ" sẽ được ngã ngũ thế nào?

Soạn: AM 705131 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Học sinh trước giờ thi tại Hội đồng thi trường Trần Đại Nghĩa (TP.HCM).

Ông Nguyễn Văn Ngai, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, Sở dự kiến chuẩn bị phương án tuyển sinh  lớp 10  với 2 hình thức xét tuyển và thi tuyển. Ở khu vực nội thành, áp lực về tuyển sinh cao, hình thức thi tuyển là tương đối khách quan và công bằng nhất. Học sinh thi 3 môn: Văn - Tiếng Việt (120 phút), Toán (120 phút) và Ngoại ngữ (thi trắc nghiệm trong 30 phút).

Ở khu vực ngoại thành, đủ điều kiện cần thiết đón nhận học sinh trong địa bàn vào học, được sự đồng tình của địa phương như Cần Giờ. Củ Chi... có thể tiến hành xét tuyển. Cơ sở để xét tuyển là lấy kết quả học tập, rèn luyện (hạnh kiểm) trong học bạ cấp THCS năm lớp 9 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Dù thi tuyển hay xét tuyển, HS đều có 4 nguyện vọng ưu tiên để đăng ký trước khi thi như những năm trước đây (2 nguyện vọng công lập, 2 nguyện vọng bán công) và xét theo thứ tự ưu tiên. HS ở trong khu vực được tổ chức xét tuyển chỉ nộp đơn vào các trường trong khu vực này. Những nơi tổ chức thi, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng thi, đề thi do Sở GD-ĐT ra thống nhất cho tất cả các trường có tổ chức thi tuyển. 

Mổ xẻ 4 vấn đề nóng của giáo dục phổ thông

Hội nghị sẽ tập trung bàn thảo 4 nhóm vấn đề:

Xét tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp THCS; tuyển sinh lớp 10 THPT từ năm học 2006 - 2007.

Triển khai thực hiện phương án phân ban ở THPT.

Thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ, chuẩn bị cho kỳ thi THPT năm 2006.

Triển khai giảm tải chương trình, sách giáo khoa tiểu học

Sở GD-ĐT Hà Nội đã có tờ trình UBND Hà Nội về công tác tuyển sinh lớp 10 đồng thời triển khai lấy ý kiến đóng góp của người dân đối với 3 phương án tuyển sinh dự kiến sẽ được áp dụng trong năm nay. Phương án 1: xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện 4 năm ở cấp THCS của học sinh, cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Phương án 2: thi tuyển căn cứ vào kết quả thi tuyển 3 môn Văn, Toán và một môn thứ 3 (môn này công bố vào cuối tháng 3). Phương án 3: kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển tức là kết quả học tập THCS cộng điểm thi 2 môn Văn - Toán và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Trong đó, phương án thứ 3 được Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất là phương án lựa chọn số 1, sau đó mới đến phương án 2 và cuối cùng là phương án 1.

Ông Nguyễn Hoàng Nhi, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh cũng dự kiến vừa thi vừa xét. Tuy nhiên, trường hợp xét là chủ yếu, chỉ có tại thị xã Cao Lãnh có vài lớp chuyên phải thi tuyển. Trong quy định thi 2 môn Toán -Văn, còn môn ngoại ngữ chờ để đến ngày 17 tại cuộc họp giao ban giữa Bộ GD-ĐT và các giám đốc Sở xem tình hình các tỉnh bạn như thế nào, sau đó Sở mới có quyết định chính thức.

Trường hợp xét tuyển có thể là các trường cấp 3 nhận học sinh cấp 2 lân cận và xét điểm từ cao xuống thấp để vào công lập, số còn lại vào tư thục.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang cho biết, Sở dự kiến tổ chức thi tuyển bởi thực tế, việc quản lý giáo dục và dạy học ở các trường phổ thông chưa đồng đều, điểm số còn chênh lệch...Việc thi tuyển sẽ tạo ra công bằng hơn trong xã hội học tập.

Tại Bình Dương, ông Nguyễn Văn Rua - Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, Sở vừa tổ chức Hội nghị lãnh đạo các quận, huyện và Hiệu trưởng các trường THPT. Hầu như đều thống nhất phương án xét tuyển để đỡ căng thẳng, mất thời gian thi. Việc xét tuyển dựa vào kết quả lớp 9 và tham khảo kết quả trong 3 năm, sau đó sẽ lấy chỉ tiêu từ trên cao xuống.

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cho biết, Sở dự định thi tuyển. Do điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có hạn nên chỉ tổ chức thi tuyển  lấy khoảng 68%, số còn lại phân luồng vào THCN hoặc dạy nghề. Nếu thi, chắc chắn sẽ có 2 môn Toán -Văn.

Đây là năm đầu tiên không còn kỳ thi tốt nghiệp THCS theo Luật Giáo dục năm 2005 và cũng là năm đầu triển khai đại trà chương trình phân ban. Trước kia, khi còn có kỳ thi tốt nghiệp THCS, việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT được các địa phương thực hiện theo một trong các phương án: thi tuyển 2 môn thi, xét tuyển bằng kết quả tốt nghiệp và dùng kết quả tốt nghiệp vừa để xét tốt nghiệp vừa làm căn cứ tuyển sinh.

 

Đến đây, bỏ kỳ thi tốt nghiệp nên Bộ GD-ĐT cần phải hướng dẫn phương án tuyển sinh và đưa vào quy chế thi sửa đổi.

 

Trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, phần về phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT có quy định: việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT do UBND tỉnh thành quyết định theo một trong 3 phương án: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

 

Dự thảo quy chế tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT tung ra lấy ý kiến lần trước thì lại ghi chỉ có 2 phương án là xét tuyển và thi tuyển.

 

Tại cuộc họp báo trước Tết Nguyên đán, khi có ý kiến nêu lên sự thiếu thống nhất giữa hai văn bản này của Bộ, 2 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chủ trì cuộc họp Nguyễn Văn Vọng và Phạm Vũ Luận đều khẳng định lãnh đạo Bộ nghiêng về phía 3 phương án và các văn bản hướng dẫn mang tính pháp quy của Bộ sẽ phải có sự điều chỉnh cho nhất quán và phải thật rõ ràng.

  • Vĩnh Hào

Ý kiến của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,