221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
743402
Dự luật cải tổ các trường tư thục gây nhiều tranh cãi 
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Hàn Quốc:
Dự luật cải tổ các trường tư thục gây nhiều tranh cãi 
,

Dự luật về cải tổ trường học tư thục vừa được Quốc hội Hàn Quốc thông qua đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nhà điều hành trường học tư thục cũng như đảng đối lập…

 
Soạn: AM 648263 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người phát ngôn của Quốc hội Hàn Quốc, Kim Won-ki, đang gõ búa sau khi Quốc hội thông qua dự luật về cải tổ các trường tư thục trong sự phản đối của các nhà làm luật đảng đối lập tại Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul ngày 09/12/2005. (Ảnh: Thời báo Hàn Quốc).

Trong gần một năm rưỡi nay, chính phủ Hàn Quốc và đảng Uri đã bắt tay vào xây dựng luật dự thảo cải tổ các trường tư thục, một trong 4 dự luật lớn do đảng Uri đưa ra.

Ngày 09/12 vừa qua, dự luật đã được thông qua với tỷ lệ 140 phiếu ủng hộ, 3 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Dự kiến dự luật này sẽ có hiệu lực từ 01/07/2006.

Dự luật sẽ tăng độ minh bạch ở các trường tư thục

Việc thông qua dự luật sẽ giúp thắt chặt kiểm soát kiểm soát các trường tư thục, cải thiện “sự minh bạch và dân chủ” trong quản lý các trường tư đồng thời ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của chủ sở hữu các trường.

Hiện nay, ở Hàn Quốc có 2.129 trường tư thục, chiếm 19% tổng số trường học nước này. Từ trước đến nay, các trường tư thục ở Hàn Quốc đã bị chỉ trích về cách quản lý đơn phương và những sai phạm về kế toán.

Do vậy, dự luật sẽ cho phép phụ huynh và giáo viên tham gia quản lý trường học để nâng cao tính minh bạch. Theo đó, các uỷ ban đặc biệt gồm cha mẹ học sinh và giáo viên sẽ được chỉ định một phần tư thành viên ban giám đốc các trường.

Ngân sách và kế toán trường học tư thục sẽ chịu sự kiểm tra của những uỷ ban đặc biệt trước khi được ban giám đốc thông qua.

Dự luật cũng yêu cầu các ông chủ trường học phải giảm lượng thành viên gia đình trong ban giám đốc từ mức hiện tại 1/3 xuống mức ¼ trong tổng số thành viên ban giám đốc.

Theo dự luật sửa đổi, các ông chủ trường học sẽ không được phép trở thành hiệu trưởng. Đồng thời, vị trí hiệu trưởng tại các trường tư thục cũng chỉ có nhiệm kỳ 4 năm như ở các trường quốc gia và công lập.

Khi dự luật này có hiệu lực, thành viên ban giám đốc đã bị sa thải sẽ không được trở lại làm việc trong 5 năm, thay vì 2 năm như hiện nay.

Thành viên ban giám đốc cũng không được sa thải một giáo viên vì đã tham gia Công đoàn Giáo viên và Công chức Giáo dục Hàn Quốc (KTU).

Vẫn còn những tranh cãi

Soạn: AM 648259 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại diện chín tổ chức trường tư thục ở Hàn Quốc thông báo bản tuyên ngôn chung trước tổng hành dinh đảng Uri (Yeongdeungpo-gu, Seoul) ngày 19/10/2004 để phản đối dự luật của chính phủ về các trường tư thục. (Ảnh: Chosun).

Tuy vậy, việc Quốc hội Hàn Quốc thông qua dự luật về cải tổ trường học tư thục đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nhà điều hành trường học tư thục cũng như đảng đối lập Quốc đại (GNP).

Sau khi dự luật được thông qua, các nhà điều hành trường CĐ, ĐH cũng như các trường tiểu học, THCS và THPT tư thục và đảng đối lập tuyên bố sẽ huy động tất cả các biện pháp để bãi bỏ dự luật.

Đảng GNP đã cố gắng cản trở dự luật, cho rằng dự luật sẽ không chỉ vi phạm sự độc lập của các trường tư thục mà còn tăng kiểm soát của chính phủ về những trường này.

Các nhà điều hành trường tư thục cho rằng dự luật sẽ tước bỏ của họ những chức năng truyền thống của ban giám đốc trong quản lý ngân sách nhà trường và bổ nhiệm giáo viên. Các ông chủ trường tư thục cho biết, tuần này, họ sẽ đóng cửa trường học trong một ngày và kiến nghị lên Tòa án Lập pháp. Họ cũng sẽ không tuyển sinh trong năm học tới để phản đối dự luật.

Hiệp hội Quỹ Tài trợ Trường tư thục Hàn Quốc cũng đã ra một tuyên bố nói rằng dự luật sửa đổi sẽ mang đến khủng hoảng cho các trường học tư thục Hàn Quốc nói riêng và ngành GD nói chung, đây rõ ràng là một sự vi phạm quyền tự quản của các trường tư.

Các tổ chức tôn giáo cũng phản kháng mạnh mẽ dự luật này, cho rằng dự luật làm ảnh hưởng quỹ các trường tư thục. Hiện nay, có 524 trường tư thục ở Hàn Quốc do các tổ chức tôn giáo điều hành.

Trong khi đó, chính KTU và các liên minh công dân khác cũng phàn nàn về luật dự thảo, cho rằng dự luật này cải tổ các trường tư thục chỉ bằng những biện pháp hạn chế quyền tự trị của các nhà điều hành trường tư thục thì vẫn chưa đủ.

Trước đó, trong bản tuyên ngôn chung thông báo ngày 19/10/2004, đại diện chín tổ chức trường tư thục ở Hàn Quốc trong đó có Hiệp hội các trường THCS và THPT tư thục Hàn Quốc (KAMPH) khuyến cáo quyền quản lý nhân sự, tài chính và kiểm soát của họ phải được đảm bảo về luật pháp vì họ đã đầu tư rất nhiều vào việc lập các trường tư thục.

  • Minh Thương (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,