221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
733777
"Chọn nghề giáo thì phải chấp nhận nghèo"
1
Article
null
'Chọn nghề giáo thì phải chấp nhận nghèo'
,

(VietNamNet) - "Bây giờ, người ta đánh giá con người qua bề ngoài quá nhiều. Những giá trị thầm lặng của người thầy đang bị xoá nhoà. Nhiều lúc tôi nhìn được ánh mắt thương hại của những người xung quanh. Nhưng bù lại, chúng tôi có được sự thương yêu, tin tưởng của học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, nếu được đánh giá đúng những nỗ lực của mình thì chúng tôi vui hơn".  Đó là tâm niệm của Lê Văn Anh, trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP.HCM.

Soạn: AM 623519 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thầy Văn (áo trắng) trao đổi với đồng nghiệp
Với tôi, không có hoc trò cá biệt, chỉ là học trò có hoàn cảnh cá biệt mà thôi. Các HS có hoàn cảnh thì mới quậy phá. Nếu ở trong hoàn cảnh như thế, tôi cũng chọn cách tỏ thái độ như các em. Nên thường tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để có cách tháo gỡ xác đáng.

Trong công việc giảng dạy của thầy cũng thế. Tuỳ đối tượng HS để có những cách giảng dạy khác nhau.

4 năm dạy ở Củ Chi, một trường học vùng sâu đã tạo cho tôi "ngọn lửa", dù cuộc sống có lúc khắc nghiệt: Vừa dạy học, vừa chạy xe ôm. Hàng đêm, tôi còn giảng dạy ở các trung tâm để kiếm thêm thu nhập.

Lương ở trung tâm bảo đảm cho thầy và gia đình có được cuộc sống tạm ổn. Nhưng HS ở trường mới là HS đúng nghĩa. Ở trường, thầy được gần gũi HS, được chia sẻ những vui buồn và kiến thức với đồng nghiệp. Một môi trường để biết mình đang là thầy giáo. Nếu thoát khỏi ngôi trường, chắc chắn thầy sẽ không tồn tại. Chọn nghề giáo thì phải chấp nhận nghèo.

Nghiên cứu, sáng tạo, học hỏi thêm cũng vì HS. Bỏ qua những cơ hội về vật chất để bám trụ với nghề. Nhưng đôi khi, tôi cũng không khỏi chạnh lòng: "Bây giờ, người ta đánh giá con người qua bề ngoài quá nhiều. Những giá trị uẩn khúc của người thầy đang bị xoá nhoà". Nhiều lúc tôi nhìn được ánh mắt thương hại của những người xung quanh. Nhưng bù lại, chúng tôi có được sự thương yêu, tin tưởng của học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, nếu được đánh giá đúng những nỗ lực của mình thì chúng tôi vui hơn.

Tôi luôn nhìn vào ánh mắt của từng HS để đánh giá mức độ hiểu bài của các em. Cũng vì thế, sau một tiết học, không có tình trạng HS không hiểu bài, không làm được bài mà thầy giáo không biết.

Dạy ở trường, dạy thêm ở trung tâm, giáo viên đào tạo đội tuyển của quận, nhưng tôi vẫn dành nhiều thời gian để nghiên cứu cho ra những sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp cho công tác giảng dạy của mình tốt hơn. Giúp HS  tiếp thu bài tốt hơn và giúp các đồng nghiệp có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy. Đến nay, tôi đã có 9 cuốn sách Toán viết chung cùng đồng nghiệp và có 4 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận. Cùng nhờ các đồng nghiệp của mình và nhờ bà xã (là giáo viên ở trường Võ Thành Trang, quận Tân Phú) thông cảm và vén khéo mọi việc trong gia đình.

  • Đoan Trúc (ghi) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,