221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
733283
"Dạy học thì đừng nghĩ làm giàu..."
1
Article
null
'Dạy học thì đừng nghĩ làm giàu...'
,

(VietNamNet) – "Ẵm" trọn 2 phần thưởng cao quý và là giáo viên duy nhất trong 19 người thuộc nhiều ngành của Thủ đô được phong tặng "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" năm 2005. Chị là Trần Thị Thành, giáo viên trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cũng thuộc về chị đúng vào những ngày vui của các Nhà giáo. Chưa hết, với 35 năm đứng trên bục giảng thì có đến 32 năm chị được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Soạn: AM 622177 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cô Trần Thị Thành "Nếu cuộc đời làm lại tôi vẫn đi dạy..."

Chị đã có cuộc trò chuyện với VietNamNet về chuyện "đời" và "nghề". 

- 35 năm làm nghề, có những lúc nào khiến chị nhớ mãi hoặc chán trường muốn... bỏ nghề vì lương không đủ trang trải?

Tôi không nhớ năm nào, nhưng có lần Quốc hội bàn một đề án liên quan đến chính sách của nhà giáo và họ có đến phỏng vấn. Lúc đó, đời sống giáo viên cơ cực hơn bây giờ rất nhiều. Tôi đã nói: "Nếu như cuộc đời mình làm lại thì mình vẫn đi dạy học..." Tôi xác định, khó khăn của cuộc sống chỉ là tạm thời và khi đã vào nghề dạy học, đừng có nghĩ đến chuyện làm giàu.

Ông xã tôi cũng là giáo viên và cả hai đều hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đến lúc này, chúng tôi có thể khẳng định mình là người hoàn toàn sống bằng nghề.

- Tâm niệm "trồng người" trong suốt 35 năm qua chị đã vận dụng trong cuộc sống cũng như gia đình như thế nào?

Với tôi, gia đình rất quan trọng. Nền tảng gia đình quyết định hướng đi cho tương lai con trẻ... Trong các lứa HS cũng thế, để ý nếu ở trong một gia đình sống có văn hóa thì tự bản thân nó sẽ theo hướng ấy. Ngược lại, những gia đình chỉ dùng tiền để "mua" thì kiến thức cũng chông chênh và văn hóa cũng trở thành một thứ đồ dùng trang sức thôi.

- Chị là giáo viên dạy Văn. Một "áp lực" đặt ra đối với các giáo viên dạy Văn hiện nay là HS học môn này chỉ để đối phó với các kỳ thi cử. Chị có cảm nhận được điều đó?

Đúng là có xu hướng đó. Bởi vì nó xuất phát từ chuyện HS bây giờ không thích đọc sách. Đời sống thực dụng, các em không chiêm nghiệm nhiều những điều trong sách... dẫn đến cách học đối phó.

Tôi đã nhận sổ hưu nhưng vẫn đi dạy và  tiếp tục viết sách. Học sinh không chỉ có trẻ con mà cả người lớn. Rất nhiều người rủ viết sách.

- Công việc viết sách này hẳn là hỗ trợ đắc lực cho thu nhập của gia đình chị?

-Cũng chẳng đáng kể, nhưng đó là điều mình cảm thấy có ích và nên làm. Qua sách để truyền đạt lại kinh nghiệm cho mọi người, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ ít nhiều cũng học hỏi được đôi chút.

- Xã hội tồn tại quan niệm "Dạy Văn là dạy làm người". Chị đã "hiện thực hóa" quan niệm ấy như thế nào?

Cũng đã có những HS yêu nghề và đi theo nghề của mình. Để việc dạy Văn đúng với nghĩa là dạy làm người, theo tôi điều đầu tiên giáo viên phải làm người cái đã. Bản thân giáo viên phải là tấm gương, có thể ban đầu HS chưa hiểu ra được nhưng khi lớn các em sẽ hiểu. HS của mình cũng có những em không thành đạt tâm sự "giá như hồi đó con nghe cô..." 

Trong cuộc sống, dù có thành đạt hay không đều phải có nhân cách sống và người thầy phải là tấm gương. Ít nhiều người thầy cũng dạy cho các em cốt cách của người hiểu biết. Như vậy, "thầy phải ra thầy" thì mới đòi hỏi "trò ra trò..."

Trong cuộc đời dạy học, cũng có những điều mình chưa thực sự hài lòng. Nhưng nghề dạy học đối với tôi là đúng nhất. Và nếu cuộc đời làm lại tôi vẫn đi dạy học!

- Xin cảm ơn và chúc chị nhiều hạnh phúc!  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,