Trường THPT số 7 Tể Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đi đầu trong việc lấy nhận xét của HS làm cơ sở trong đợt đánh giá GV hàng năm để quyết định GV nào sẽ tiếp tục được dạy trong năm học tới.
Đây là một việc trước đây chưa từng xảy ra ở Trung Quốc và đã khơi ra cuộc canh cãi về việc liệu HS có bị làm “hư” hay không khi chúng có quyền hơn trong công việc của nhà trường.
Xếp loại thấp, bị đình chỉ dạy 1 năm!
Đó là một ngày thứ Năm đẹp trời. Lẽ ra, cô Tôn sẽ dạy môn giáo dục thể chất nhưng giờ đây, cô ngồi bên mép sân thể dục, theo dõi các HS học môn chạy do đồng nghiệp hướng dẫn.
Cô Tôn bị đình chỉ dạy sau đợt đánh giá GV gần đây, mặc dù trong suốt 14 năm dạy học, cô nhận rất nhiều giải thưởng. Bây giờ, cô rất tức tối khi biết rằng mình bị HS đánh giá "không tốt".
"Đó là sự bẽ mặt. Tôi chưa bao giờ gặp phải một ác mộng như thế”, cô buồn bã. "Làm sao nhà trường có thể đình chỉ tôi chỉ vì HS không thích”.
Tình trạng sa thải GV khác thường này xuất hiện ở trường THPT số 7 Tể Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) - trường đi tiên phong trong việc lấy nhận xét của HS trong đợt đánh giá GV hàng năm. Bản đánh giá này sẽ quyết định GV nào sẽ tiếp tục được dạy trong năm học tới.
Đây là một việc trước đây chưa từng xảy ra ở Trung Quốc và đã khơi ra cuộc canh cãi về việc, liệu HS có bị làm “hư” hay không khi chúng có quyền hơn trong công việc của nhà trường.
Giống như cô Tôn, 14 GV khác đã “trượt” trong đợt đánh giá và bị chuyển sang các vị trí ít quan trọng hơn như thủ thư và người quản lý khu nhà ở của HS trong 1 năm.
Cho trò chấm điểm thày để tạo bình đẳng
Hiệu trưởng THPT số 7 Tể Nam, Ân Thụ Phong cho biết, phần lớn trong số 15 GV bị sa thải do họ bị HS đánh giá “thấp”.
HS nên có quyền quyết định liệu GV có đủ năng lực hay không. Nếu không cho các em quyền này, rất khó để bàn về sự tôn trọng hay bình đẳng giữa thầy trò, ông Ân bày tỏ.
Trong khi đó, ở thành phố Thanh Đảo, những HS hư được phép yêu cầu mở “phiên tòa” trước khi bị phạt nếu chúng cảm thấy chưa thỏa đáng. Còn HS ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) được phép tranh luận với GV về cách thức phạt nếu chúng vi phạm quy định của nhà trường.
Vy Vy, trưởng Khoa Giáo dục trường ĐH Sư phạm Sơn Đông cho biết, bà hoan nghênh ý tưởng này vì nó phù hợp với cải cách gần đây của một số trường học nhằm đạt được sự bình đẳng trong quan hệ thày trò bằng cách cho HS có thêm quyền trong lớp học.
Theo bà Vy, điểm cốt yếu trong cải cách giảng dạy do Bộ Giáo dục khởi xướng năm 2001 là cho HS thêm quyền hạn và hạn chế quyền lực của nhà trường và GV.
Vương Tề Duy, 18 tuổi, HS năm thứ 3 trường THPT số 7 Tể Nam rất ngạc nhiên và không nghĩ ý kiến của HS lại có sức nặng như thế. "Nhưng quả thực, quyền hạn của HS thật là lớn. Em cảm thấy mình đang có được quyền hạn quan trọng đầu tiên ngay khi bước sang tuổi trưởng thành”.
Nhà trường yêu cầu Vương đánh giá các GV dựa vào một bảng gồm 18 câu hỏi liên quan đến kỹ năng GV và đạo đức nghề nghiệp. Tên của HS không cần ghi ra. Một cách tự nhiên, Vương “hạ điểm” những GV lăng mạ em hoặc những GV công kích thời trang của em.
Quyền học sinh: "Núi áp lực" khiến GV kiệt sức
Cũng giống như các trường khác ở Đông Bắc Á, các trường học ở Trung Quốc nối tiếng về quyền hạn tuyệt đối của GV với HS. Đây là một truyền thống có từ thời Khổng Tử (khoảng 2.000 năm trước) khi mà HS phải hoàn toàn vâng lời GV, chịu sự khinh bỉ hay nhục hình từ GV.
Các chuyên gia giáo dục nhận định, truyền thống này đang bị sụp đổ khi Trung Quốc đưa ra và phát triển khái niệm quyền HS.
Rất nhiều chuyên gia lo ngại rằng sự cải cách này đã đi quá xa và có thể làm nản lòng một số GV không được lòng HS hoặc khiến GV bị áp lực dẫn đến việc suy sụp tinh thần.
Lục Triệu Quán, nhà tâm lý học, giáo sư trường ĐH Sư phạm Sơn Đông hiện đã nghỉ hưu bày tỏ “thời nay, các GV THPT thường bị nhiều áp lực, họ chủ yếu phải giữ điểm số của HS ở mức tốt để chúng vào ĐH. Và bây giờ, GV lại bị HS “chấm điểm”. Không biết là GV sẽ đón nhận điều này như thế nào.”
Ân Thụ Phong, GV hóa học 40 tuổi nói, hệ thống đánh giá GV mới bắt buộc cô phải nỗ lực để cải thiện giảng dạy. Song, cô gọi đây là một núi áp lực kinh khủng khiến cô đôi khi kiệt sức.
GS Lục Triệu Quán kết luận “ngày càng có nhiều GV THPT bị điên hoặc tự tử. Vì vậy, tốt hơn là chúng ta để các em tập trung vào mặt tốt của GV và không được quyết định về công việc của GV”.
-
Minh Thương (Theo Tân Hoa Xã/Nhân dân nhật báo)
Theo dòng sự kiện:
"Chấm điểm" thầy: Dân lập hăng hái, công lập thờ ơ... Cho đến nay, nhanh nhẹn và chủ động nhất trong việc triển khai áp dụng phương pháp "trò chấm điểm thầy" là những trường ĐH dân lập và các trung tâm đào tạo liên kết.
ĐHQG TP.HCM vừa hoàn tất việc thu thập ý kiến sinh viên về họat động giảng dạy của giảng viên - công việc mà một số trường ĐH phía Bắc như Thăng Long, Phương Đông đã tiến hành. Việc SV "chấm điểm" giáo viên cũng là một hoạt động trong qúa trình kiểm định chất lượng giáo dục. Nhưng xem ra, để chuyện này thực sự đi vào đời sống học đường và phát huy hiệu quả, không phải dễ dàng.
Sinh viên "chấm điểm" giảng viên là chuyện nên làm, bởi sẽ tạo sức ép để họ cố gắng tự làm mới mình, thường xuyên trau dồi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, không bị tụt hậu. Nhiều bạn đọc bày tỏ ý kiến.
Trò "chấm điểm" thầy: Giáo viên phản đối, Bộ không lùi bước
Chương trình đánh giá giáo viên mới sẽ được thực hiện thí điểm tại 48 trường học ở Hàn Quốc. Theo đó, HS và phụ huynh sẽ tham gia đánh giá giáo viên. Tuy nhiên, kế hoạch này đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía công đoàn giáo dục.
Chuyện hiểu lầm giữa trò và thầy xảy ra như cơm bữa. Nhưng không phải lúc nào cái cớ để than vãn về thầy cô cũng đúng.
Chuyển tất cả GV sang chế độ hợp đồng
Chuyển tất cả GV sang chế độ hợp đồng. Như vậy, GV luôn tự hoàn thiện mình, tránh trường hợp đại đa số có tâm lý ỷ lại đã vào biên chế thì không thể nào đuổi việc được, bạn Uông Đỗ Tùng bày tỏ về chuyện "chấm điểm thầy".
Bắt đầu từ tháng 10, trường trung học Tongji Thượng Hải đưa vào chương trình học từ lớp sáu đến lớp chín nhiều phần trong cuốn Luận Ngữ, một trong những tác phẩm có ảnh hưỏng nhất ghi lại những lời nói, tư tưởng và triết lý của Khổng Tử.
Ý kiến của bạn: