Không phải chỉ học giáo trình của nước ngoài là SV mình sẽ có trình độ như một SV nước ngoài. Quan trọng là những giảng viên, GS giảng bài và hướng dẫn thực hành cho SV. Nhiều bạn đọc bày tỏ ý kiến trước động thái hội nhập tích cực của giáo dục ĐH: Giảng đường "nội", giáo trình "ngoại".
SV trường ĐH Quản lý Singapore trong giờ tự học tại thư viện của trường. |
Họ tên: TQT
Địa chỉ: Singapore
Email:
Việc chọn thầy giáo dạy giáo trình tiếng Anh như bài báo phân tích là hoàn toàn đúng. Không thể dùng thầy giáo nói tiếng Việt dạy tiếng Anh. Hiện các trường chưa đủ kinh phí để thuê 100% thày ngoại, tại sao không bàn tới việc dùng những người đã, đang làm tại nước ngoài và có khả năng cũng như mong muốn dạy để về VN dạy? Số lượng đó khá nhiều. Còn chất lượng?
Có thể thử sẽ biết ngay. Vì họ đã được học những loại giáo trình đó, tiếp cận với cách học, nghiên cứu, thi cử của chương trình đó, chắc chắn sẽ làm tốt.
Nếu các trường ĐH ở VN thực sự muốn tìm thầy tốt, xin hãy nghĩ tới khả nằng vận dụng nguồn lực của các SV, người đang làm việc tại nước ngoài. " You want to teach someone, you must know how to do it..."
Họ tên: Dương Xuân Quang
Địa chỉ: Bắc Ninh
Email: duongxuanquanget@...
Quá trình trên phải làm từ từ, qua nhiều giai đoạn, không nên làm một cuộc cách mạng quá đột ngột, hiệu quả không cao và lãng phí tiền của. Có thể lúc đầu, chỉ tập trung vào một số đối tượng là sinh viên và giảng viên giỏi, sau đó sẽ mở rộng dần dần. Về ngoại ngữ, phải tăng cường cả từ thời học phổ thông, để đến khi vào đại học, sinh viên có thể nhanh chóng sử dụng trong học tập.
Ho ten: Mạnh Tường
Dia chi: Seoul- Hàn quốc
Email: tuongnm@...
Tham khảo giáo trình nước ngoài đối với giảng viên ĐH để có bài giảng hay là điều bắt buộc nên làm. Hiện ĐH MIT (Mỹ) có chương trình học liệu mở (OpenCourseWare) cung cấp các giáo trình chuẩn khối ngành Kỹ thuật, các giảng viên nên tham khảo để tạo các bài giảng có chất lượng.
Hiện nay, đúng là nếu giảng bằng tiếng Anh thì có khó khăn. Có thể tham khảo Hàn Quốc. Tất cả các tài liệu bài giảng, các file .ppt tài liệu đều làm bằng tiếng Anh cả. Như vậy, bước đầu có thể là các tài liệu bằng tiếng Anh, lên lớp giảng ban đầu có thể bằng tiếng Việt (kết hợp với tài liệu, giáo trình bằng tiếng Anh), sẽ dần dần cải thiện được phần nào tiếng Anh của SV. Đến lúc chín muồi, thì có thể giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh được đối với các lớp học cử nhân chất lượng cao.
Họ tên: Nguyen Nguyen
Theo tôi, vấn đề quan trọng trong quá trình đổi mới và nâng cấp các chương trình đào tạo ĐH là ở người thầy.
Nếu thầy giảng những kiến thức thiết thực, thực sự giúp SV thành đạt trong nghề nghiệp, kiếm được tiền thì kiến thức dù khó đến đâu, SV cũng học được.
Bởi vì hiện tại, tôi thấy giáo dục ĐH VN rất lãng phí. Tôi chỉ nêu 2 lãng phí lớn.
Thứ nhất, nhiều trường (đặc biệt là các trường kỹ thuật) dạy kiến thức rất khó nhưng những kiến thức đó chẳng giúp được gì cho SV cả.
Thứ hai, tại sao các trường ĐH VN cứ thích viết giáo trình, trong khi chất lượng thấp? Tại sao không sử dụng những giáo trình tốt nhất ở nước ngoài?
Tôi đề xuất phải để cho SV có quyền chọn thầy và chọn môn học, tao ra môi trường cạnh tranh trong bản thân các thầy. Thầy giỏi thì nhiều người học. Thầy kém thì thất nghiệp. Tự khắc, các thầy phải cải thiện năng lực của mình. Bên cạnh đó, không nên viết giáo trình một cách tràn lan. Bởi, sử dụng giáo trình lạc hậu là kìm hãm sự phát triển. Thay vào đó, chỉ nên xây dựng đề cương bài giảng.
Họ tên: Phạm Văn Phúc
Địa chỉ: japan
Email: phuc236@...
Không phải chỉ học giáo trình của nước ngoài là SV mình sẽ có trình độ như một SV nước ngoài. Quan trọng là những giảng viên, GS giảng bài và hướng dẫn thực hành cho SV. Đưa cán bộ ra nước ngoài học về cách viết giáo trình, giảng bài...là một vấn đề rất dễ gây tổn thất ngân sách và không hiệu quả, vì không đơn giản gì mà họ dạy cho mình, và cũng không đơn giản để tiếp thu được trong một thời gian ngắn. Do đó, việc trực tiếp tuyển dụng, kêu gọi sự giúp đỡ của những GS người Việt đang giảng dạy tại các trường nổi tiếng, GS nước ngoài là rất quan trọng.
Họ tên: Phạm Văn Thanh
Địa chỉ: Nha Trang - Khánh Hòa
Email: tramtuthi@...
Tôi đã từng là sinh viên. Những năm tháng ở giảng đường ĐH thật khó quên, bởi lẽ, cuộc sống SV lúc nào cũng chật vật, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay điều kiện sống có tốt hơn, nhu cầu cho con cái được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến hiện đại là xu thế mà các bậc phụ huynh đang đặt ra cho mình một sự phấn đấu. Phần lớn thích cho con du học ở các nước như Mỹ, Anh, Úc, Canada...Điều đó đòi hỏi phải có thật nhiều tiền. Như vậy đối với các gia đình cán bộ công chức là không khả thi. Vì vậy, việc nhập khẩu nền giáo dục của các nước tiên tiến là tạo sự thuận lợi cho nhiều phụ huynh và cho cả con em họ nếu thật sự cố gắng và rèn luyện mình sẽ có cơ hội được vào môi trường ĐH có nền giáo dục hiện đại mà không cần phải tốn kém nhiều so với du học nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải cải cách việc dạy và học tiếng Anh ngay từ những năm cấp II thì mới có hy vọng con em mình đủ khả năng theo học các chương trình nhập khẩu từ nước ngoài.
Họ tên: Võ Thành
Địa chỉ: Đà Nẵng
Email: vothanhtnmt@...
Tôi thống nhất và rất ủng hộ việc thay đổi chương trình dạy học ở ĐH cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, phù hợp với các nước trên thế giới, đồng thời khi ra trường, SV có thể làm việc được. Tuy nhiên, một điều cần quan tâm là trước hết phải đổi mới cách quản lý, tư duy của người dạy vốn đã rất cũ và rất lỗi thời. Điều đáng buồn là hiện nay, người dạy cứ dạy, nhà quản lý cứ đề ra chương trình dạy mà không quan tâm đến việc SV tốt nghiệp có đáp ứng được công việc khi ra trường không. Cần có sự thay đổi đồng bộ trong cách dạy, cách học, cách quản lý giáo dục và nhất là phải có một lộ trình thật khoa học và hợp lý.
Ý kiến của bạn: