221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
693768
Nhiều trường công lập vẫn tuyển đợt 2, 3
1
Article
null
Nhiều trường công lập vẫn tuyển đợt 2, 3
,

(VietNamNet) - Như đã đưa tin, sau khi Bộ GD - ĐT chính thức công bố điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ các khối A, B, C, D, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, Chủ tịch Hội đồng điểm sàn Bành Tiến Long đã trao đổi với VietNamNet xung quanh những vấn đề đặt ra.

Xem điểm chuẩn các trường TẠI ĐÂY.

Soạn: AM 514667 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng Bành Tiến Long

- Thưa Thứ trưởng, vi điểm đạt không đồng đều giữa các khối, việc định điểm sàn xét tuyển được căn cứ trên những cơ sở nào để vừa bảo đảm chất lượng giáo dục tối thiểu; đồng thời, cân đối nguồn tuyển sinh của các trường nằm ở vùng kinh tế khó khăn và các trường ĐH dân lập?

Thứ trưởng Bành Tiến Long: Ba căn cứ để Hội đồng xác định điểm sàn gồm: kết quả thi của thí sinh theo đề thi chung của Bộ GD - ĐT đối với từng khối thi A, B, C, D; chỉ tiêu tương ứng của từng khối và cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội và loại hình trường.

Mặt khác, năm nay Hội đồng xây dựng điểm sàn có rất nhiều đại diện của các trường ĐH dân lập. Và tại các vùng có các trường ĐH Dân lập đóng (ví dụ TP.HCM, Hà Nội) thấy rằng số lượng thí sinh đạt điểm trên điểm sàn có khả năng trúng tuyển là nguồn tuyển đầu vào cho các trường dân lập khá phong phú.

- Kết thúc kỳ tuyển sinh vừa qua, nhiều chuyên gia nhận định điểm thi các môn khối A đạt cao tương ứng với mức điểm sàn sẽ cao hơn. Việc định điểm sàn xét tuyển khối A 15 có phải là thấp hơn nhiều so với thực tế?

Thực ra, điểm khối A năm có số điểm cao nhiều nhưng tỷ lệ đạt trung bình chung thì không vượt quá nhiều. Vì vậy, hệ số luân chuyển, hay nói cách khác là số trên điểm sàn so với năm 2004 thì cao hơn, nhưng không phải đạt mức quá cao. Cho nên, điểm sàn như vậy là vừa phải.

- Mặc dù đến nay mới có phương án điểm sàn chính thức, nhưng nhiều trường công lập căn cứ vào kết quả điểm thi khối A và dự kiến mức điểm chuẩn cao "ngất ngưởng" cho tuyển 100%. Liệu Bộ GD-ĐT có can thiệp gì để một bộ phận thí sinh có điểm cao không bị đứng ngoài công trường ĐH?

-Nhiều trường công lập vẫn để một tỷ lệ để xét tuyển NV2,". Ví dụ như: ĐH Vinh hôm qua (11/8) có báo cáo về Bộ dành khoảng 25% chỉ tiêu tuyển mới (tương đương 600 chỉ tiêu) để xét tuyển NV2,3. Và các trường khác nữa, kể cả các trường công lập như: ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên không tổ chức thi mà họ chỉ xét tuyển... Cho nên, số chỉ tiêu tuyển NV2, 3 vào các trường công lập khẳng định là có!

Ngoài ra, sáng na,  Bộ đã có một công văn gửi tới các trường đề nghị: quá trình tuyển sinh nếu xây dựng điểm trúng tuyển dưới 20 thì phải để một tỷ lệ từ 15% - 20% để xét tuyển NV2, 3. Những thí sinh không trúng tuyển NV1 vào các trường công lập mà có điểm chuẩn cao thì cũng yên tâm theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thể đăng ký xét tuyển NV2,3.

- Cách xác định điểm sàn năm nay có gì khác để đảm bảo trên thực tế, các trường cần tuyển sinh vẫn có nguồn tuyển hợp lý?

Mặc dù, số dư nằm ngoài chỉ tiêu tuyển mới năm nay chiếm đáng kể, nhưng việc quan trọng nhất trong quá trình định điểm sàn xét tuyển các khối đã căn cứ từng vùng, miền cụ thể. Đặc biệt là ở TP.HCM.... Cho nên, việc đảm bảo "nguồn vào" cho các vùng thể hiện rất rõ, chứ không phải như năm ngoái là làm điểm sàn chung trong toàn quốc. 

- Thứ trưởng có thể nêu cụ thể?

Với mức điểm sàn quy định thì hiện chỉ có Hải Phòng và vùng ĐBSCL còn thiếu chỉ tiêu trên tổng số 5 vùng có nhiều "biến động" về điểm thi năm nay như: TP.HCM, Hà Nội, miền Trung và Tây Nguyên và 2 vùng còn thiếu chỉ tiêu.

Cụ thể: mức sàn 15 điểm khối A thì chỉ có vùng ĐBSCL thiếu 200 trong tổng số 927 chỉ tiêu cần xét tuyển NV2,3 (hiện các nguồn tuyển chỉ đáp ứng 645 thí sinh). Khối B sàn 15 điểm thì tất cả các vùng đều thừa; Khối C mức sàn 14 thì tất cả các vùng và toàn quốc đều đủ; khối D thì Hải Phòng và ĐBSCL đều thiếu khoảng 100 chỉ tiêu.

Tuy nhiên, việc xây dựng điểm sàn đều tính đến yếu tố dịch chuyển của tất cả vùng miền đảm bảo phân bổ chỉ tiêu hợp lý. Cụ thể, nếu Hải Phòng thiếu thì số thí sinh có điểm đạt cao sẽ chuyển về. Tương tự, số thí có điểm đạt cao ở TP HCM sẽ chuyển về vùng ĐBSCL  thiếu chỉ tiêu...   

- Xin cảm ơn ông!

Ông Đỗ Duy Dự, thành viên Hội đồng điểm sàn: "Sẽ không có trường công lập nào lấy điểm chuẩn 27..."

Soạn: AM 514471 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Đỗ Duy Dự

Thống kê kết quả điểm tuyển sinh năm nay cho thấy, biểu đồ điểm đạt từ cao xuống thấp có xu hướng giảm dần về các tỉnh phía Nam và ĐBSCL.

Phổ điểm chung toàn quốc thì rất "đẹp", tuy nhiên phân bố không đồng đều. Điểm cao phía Bắc dồi dào hơn, miền Trung có điểm đạt bình thường. Một số tỉnh phía Nam và ĐBSCL có điểm đạt thấp.

Về nguyên tắc, việc định điểm sàn xét tuyển theo quy chế và bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường. Đồng thời, bảo đảm mặt bằng chất lượng đầu vào của các trường và cơ cấu xã hội vùng miền, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương.

Hiện đã có một số trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Hà Nội... dự kiến điểm chuẩn cao nhưng có thể sẽ điều chỉnh để đảm bảo những thí sinh đạt điểm cao có thể đậu. Nhiều khả năng sẽ không có trường nào lấy mức điểm chuẩn đến 27.

  •  Kiều Oanh (thực hiện)

  • Hàng trăm ngàn thí sinh đạt "sàn" vẫn bị loại

  • Phải dành 15 - 20% chỉ tiêu tuyển đợt 2, 3

  • Điểm sàn chính thức- A, B- 15; C, D- 14

  • Khốc liệt cuộc đua nguyện vọng 2

  • Nhiều trường công bố điểm chuẩn

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,