221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
693604
Hàng trăm ngàn thí sinh đạt "sàn" vẫn bị loại
1
Article
null
Hàng trăm ngàn thí sinh đạt 'sàn' vẫn bị loại
,

(VietNamNet) - Tổng chỉ tiêu cần tuyển của 4 khối là 122.491 trong khi số thí sinh đạt điểm sàn trở lên chiếm hơn 250.000 em. Như vậy, chỉ phân nửa thí sinh đủ điểm sàn mới cầm chắc suất vé vào ĐH.

Soạn: AM 514179 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đạt điểm sàn vẫn chưa chắc chỗ vào ĐH

Sau hơn 2 giờ thảo luận, Hội đồng xác định điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ 2005 đã quyết định, điểm sàn khối A, B là 15; điểm sàn khối C, D là 14. Đây là mức điểm sàn dành cho học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT (đã tính ưu tiên khu vực, đối tượng), ở khối A, số thí sinh có tổng điểm thi từ 15 trở lên là 151.735; đạt tỷ lệ  198% so với 76.321 chỉ tiêu cần tuyển.

khối B, số thí sinh có điểm từ sàn trở lên là 49.701 đạt tỷ lệ 323% so với chỉ tiêu tuyển là 15.342.

Với mức điểm sàn 14, lượng  thí sinh đạt điểm từ 14 trở lên của khối C là 33. 808; đạt 295% so với 11.426 chỉ tiêu.

Khối D tuyển 19.402 chỉ tiêu. Số thí sinh đạt điểm từ 14 trở lên là 34.007 em; đạt 175% so với nhu cầu thực.

Tính chung toàn bộ 4 khối,  chỉ tiêu cần tuyển của cả nước 122.491; trong khi số thí sinh đạt mức điểm sàn các khối trở lên là 269.251 em. Như vậy, tỷ lệ thí sinh đạt điểm sàn với chỉ tiêu cần tuyển đạt 219%. Điều này có nghĩa, chỉ phân nửa thí sinh đủ điểm sàn mới cầm chắc suất vé vào ĐH.

Đối với các trường dự kiến điểm chuẩn cao, sẽ có quyết định chính thức. Nhưng theo nhận định của Bộ GD-ĐT, sẽ không có trường nào điểm chuẩn chung của trường quá 27.

3 trường dự kiến điểm chuẩn cao đều đã đề nghị hạ mức. Cụ thể, trường ĐH Dược Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT và Bộ  Y tế duyệt mức điểm  từ 25 - 26. Với mức này, trường sẽ tuyển được 125% so với chỉ tiêu được giao.

Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội và ĐH Y Hà Nội ban đầu định điểm trúng tuyển là 26,5; sau đó có đề nghị giảm 0,5 điểm.

Sáng nay, Bộ GD - ĐT đã gửi công văn hoả tốc đề nghị các trường ĐH có dự kiến điểm trúng tuyển đợt 1 dưới 20 cần dành khoảng 15% đến 20% chỉ tiêu để xét tuyển đợt 2 và đợt 3 để tuyển được nhiều thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005 nhằm tăng chất lượng đầu vào.

Kết thúc phiên họp của Hội đồng xác định điểm sàn sáng nay, VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, trưởng Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2005, cũng là Chủ tịch Hội đồng xác định điểm sàn. Mời các bạn đón đọc.

  • Kiều Oanh - Hạ Anh

Năm 2002: Thí sinh được ghi 3 NV trong hồ sơ đăng ký dự thi. Bộ GD-ĐT quy định các trường chỉ xét tuyển theo NV1 80% chỉ tiêu, phải dành 20% để xét tuyển theo NV2 và NV3. Điểm trúng tuyển NV sau cũng phải cao hơn NV trước từ 1 điểm trở lên. Kết quả là số thí sinh trúng tuyển theo NV2 và NV3 chiếm khoảng 34,53% tổng chỉ tiêu ĐH-CĐ, trong đó có những ngành có điểm tuyển NV sau cao hơn NV trước đến 5-7 điểm. 

Năm 2003: Thí sinh được ghi 2 NV trong hồ sơ đăng ký dự thi. Bộ GD -ĐT  giao quyền chủ động phương án xét tuyển cho các trường ĐH-CĐ, chỉ quy định điểm trúng tuyển NV sau phải cao hơn NV trước là 1 hoặc 2 hoặc 3 điểm. Kết quả là số thí sinh trúng tuyển theo NV2 và NV3 chiếm khoảng 37,69% tổng chỉ tiêu ĐH-CĐ.

Đến năm 2004: Thí sinh chỉ còn ghi 1 NV trong hồ sơ đăng ký dự thi và quy định về điểm sàn đã trở thành pháp lệnh: các trường ĐH-CĐ không được xét tuyển các thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm sàn. Tuy điểm trúng tuyển theo NV sau gần như thả nổi (chỉ cần không thấp hơn điểm chuẩn của NV trước) nhưng tỷ lệ số thí sinh trúng tuyển theo NV2 và NV3 đã giảm đáng kể, chỉ còn 26,31%. Như vậy ở đây đã xuất hiện, tuy chưa rõ nét, xu hướng đóng cửa sau khi xét tuyển xong NV1 của một số trường.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,