221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
683848
Cần tư duy mới về sử dụng nhân lực
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Cần tư duy mới về sử dụng nhân lực
,

“Trung thành” với đất nước, với dân, với đam mê khoa học của mình chứ không phải trung thành với những cá nhân thiển cận"; đồng thời, nên có tư duy mới về sử dụng nguồn nhân lực. Bạn đọc tham gia diễn đàn "tu nghiệp trời Tây: về hay ở".

Tìm hiểu thông tin tại triển lãm du học Anh (Ảnh: Nguyên Vũ)

Họ tên: Đinh Trọng Hoà
Địa chỉ: Melbourne, Úc
Email: dnhtronghoa@yahoo.com.au
Tiêu đề: Cần tư duy mới về sử dụng nguồn nhân lực

Những bất cập trong việc sử dụng nguồn nhân lực (tôi chỉ xin dùng chữ nhân lực vì phần lớn chúng ta còn xa mới được coi là nhân tài, dù có bằng cấp cao) ở nước ta đã nói nhiều, và chắc sẽ còn nói dài dài nữa.

Tôi cũng xin không bàn đến nguyên nhân của những bất hợp lý ấy vì người ta cũng đã nói đến quá nhiều. Vấn đề là ai giải quyết và giải quyết thế nào.

Tôi là một nghiên cứu sinh đang học tập tại Úc theo Chương trình 322 của Bộ GD-ĐT. Tôi cũng đã hơn một lần đọc được những ý kiến trăn trở như của anh Dzung.

Tôi đồng ý với anh rằng, phần lớn lưu học sinh sau khi kết thúc khoá học đều muốn trở về làm việc trong nước

Nhưng, trước những bất cập còn tồn tại dai dẳng, liệu chúng ta có thể cống hiến được gì nếu chỉ ngồi trông chờ các cơ quan hữu trách tạo điều kiện để chúng ta làm việc?

Liệu, có thể đợi cho đến khi, những bất hợp lý ở cơ quan của anh Dzung được giải quyết, chúng ta mới có điều kiện làm việc hay không?

Liệu, có thể trông chờ cơ quan cấp trên gây sức ép với mấy bác lãnh đạo cơ quan anh Dzung để tạo điều kiện cho bạn làm việc không? Cho dù, rõ ràng các bác lãnh đạo ấy đã không làm tròn trách nhiệm của những người quản lý khoa học?

Và giả sử rằng, cơ quan anh Dzung có vài người cùng du học trở về thì tình thế còn trở nên khó khăn thế nào.

Tôi cho rằng, đợi đến lúc mình được tạo điều kiện thì lâu quá! Cho nên, không ai khác, ngoài chúng ta, những người du học về, được trang bị kiến thức chuyên môn tiên tiến và được mở rộng tầm nhìn xã hội, phải là những người có tư duy mới về sử dụng nguồn nhân lực.

Nếu chúng ta tự cảm thấy không đủ sức để cải thiện tình hình ở cơ quan cũ thì nên dứt khoát ra đi. Xã hội đang rất cần những người mở ra những ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ mới. Hãy tạo dựng một doanh nghiệp cho chính mình chẳng hạn. Bằng cách đó, chúng ta vừa tạo dựng cuộc sống cho chúng ta, và tạo công ăn việc làm cho những người khác nữa.

Bạn đã (đang) theo học chương trình sau ĐH ở nước ngoài. Sự lựa chọn công việc sau khi kết thúc khóa học là:
Ở lại và tìm việc làm
Sang nước thứ 3 tìm việc làm
Về nước, làm cho cơ quan cũ
Về nước tìm việc làm mới
Về nước và lập công ty riêng
Chưa có dự định cụ thể
Kết quả

Tôi nghĩ, nếu làm được như vậy thì mới là thực sự cống hiến. Cống hiến này khác với cái "cống hiến" nếu chúng ta còn mòn mỏi ở một nơi nào đó và chờ đợi.

Ở lại nước ngoài để làm "cho nhiều phòng thí nghiệm, làm những việc theo đúng chuyên môn và lương tháng bằng lương 7 năm trước đây tôi làm ở Việt Nam" như anh Dzung nói thì cũng chỉ là làm công ăn lương thôi.

Nói như những người khác là bán sức lao động. Nhưng bán sức lao động thì có gì là xấu. Mọi người trong nước và cả ở nước ngoài đều bán sức lao động đấy thôi. Và, nếu bạn không ở lại làm việc thì cũng có những người khác thay vào.

Còn nếu bạn ấp ủ dự định làm việc ở nước ngoài để vừa lập nghiệp, vừa tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để sau này có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước thì việc ở lại của bạn mới có ý nghĩa đáng nói.

Thực sự, tôi không hiểu hết hoàn cảnh cụ thể của anh Dzung (cũng như những bạn khác đã từng băn khoăn) để có thể nói một điều gì hợp lý hơn. Điều chung nhất mà tôi muốn nói là, chúng ta không nên chờ đợi. Hơn bao giờ hết, xã hội ngày càng rộng mở và tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức cho chúng ta. Chuyện nên làm việc cho nhà nước hay làm cho tư nhân, hay tự kinh doanh thì hơn, nên làm việc ở trong nước hay nước ngoài không còn là việc để mọi người băn khoăn nhiều nữa.

Một điều nữa là, chính chúng ta, những người đã học đến nơi đến chốn, phải là những người có tư duy mới trong việc sử dụng kiến thức và kinh nghiêm của mình nói riêng, sử dụng nguồn nhân lực của xã hội nói chung.

Tư duy mới ấy sẽ làm cho ta khác với những người mà ta thường chê trách là họ đã không tạo điều kiện cho chúng ta làm việc.

Chúc anh Dzung khỏe, đạt nhiều thành công. Mong nhận được những ý kiến phản hồi của anh Dzung cũng như các anh chị em sinh viên đã và đang du học khác về vấn đề này.
 

Họ tên: Nguyen Thanh Diep
Địa chỉ: 11C, công trường Lam sơn, Q.1, TP HCM
Email: ngyenthanhdiep@yahoo.com
Tiêu đề:
Các anh vẫn có quyền phát huy tài năng trên chính quê hương mình

Tôi đã đọc nhiều bài trình bày hoàn cảnh và tâm tình tương tự như của anh Dzung. Tôi thực sự không hiểu nổi, tại sao các anh lại có đủ sự kiên nhẫn chời đợi như vậy?   

Tôi đồng ý với quan điểm là: một khoa học gia thì dù ở đâu, ở nước ngoài hay tại quê hương, anh ta cũng có thể cống hiến được cho khoa học. Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn thích được sống và làm việc trên quê hương mình hơn.  Lý do, rất đơn giản, ngoài đam mê cống hiến cho sự nghiệp mà mình đã chọn thì tôi có nhu cầu rất lớn về tình cảm và mong muốn được sống gần những người mà mình yêu thương nhất. Vì vậy, về nước làm việc sau khi học tập ở nước ngoài là điều tất yếu. 

Tôi thì không được nhẫn nại như anh Dzung và các bạn của anh.  Lý do để các anh ở lại “chịu đựng” tại 1 cơ quan và không chủ động làm gì để thay đổi những sự “vô lý” mà các anh nêu ra là vì “sự trung thành” với nơi đã tạo điều kiện cho mình học tập? 

Tôi nghĩ, điều đó không thuyết phục lắm. Thứ nhất, ngoài khả năng chuyên môn, các anh phải có khả năng thuyết phục để người khác đồng ý với quan điểm của mình.  

Tôi chưa làm ở cơ quan nhà nước nhưng tôi không nghĩ bộ máy quản lý trong một cơ quan nhà nước “tất tần tật” điều thiển cận và không thấy được khả năng của các anh để mà sử dụng. Bản thân cơ quan đó chắc cũng có chỉ tiêu cần hoàn thành và đương nhiên các anh, những người có khả năng thực sự, sẽ là chỗ dựa tốt nhất để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thành tích cho cơ quan mình chứ. 

Thứ hai, nếu anh thực sự không làm gì được tại cơ quan đó thì tại sao anh không chủ động tìm kiếm cơ hội để phát huy tài năng?  Tôi nghĩ là anh chỉ phải “trung thành” với đất nước mình, với dân mình, với đam mê khoa học của mình chứ không phải trung thành với những cá nhân thiển cận, ích kỷ (không muốn những người có tài thực sự vượt lên).  

Do vậy, các anh có quyền chọn lựa việc làm việc cho một công ty khác ở Việt Nam biết trọng dụng tài năng các anh đúng chỗ. Chứ không  phải chỉ có một trong 2 chọn lựa là phải chết già với những ông sếp thiển cận hay phải “tha phương bán sức lao động” nơi xứ khách quê người.

Theo dòng sự kiện:

Mời các bạn tham gia diễn đàn cùng VietNamNet. Các ý kiến chọn đăng tải đều được hưởng chế độ nhuận bút. Để tiện cho việc liên lạc, mong các bạn ghi địa chỉ liên lạc cụ thể (Việc đăng tải địa chỉ hay không, VietNamNet sẽ trao đổi với các bạn).

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,