221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
653684
Tháng 6, trình Chính phủ đề án đổi mới giáo dục ĐH
1
Article
null
Tháng 6, trình Chính phủ đề án đổi mới giáo dục ĐH
,

(VietNamNet) - Cùng với yêu cầu hoàn thiện và trình Chính phủ đề án tổng thể vào tháng 6, Thủ tướng Phan Văn Khải lưu ý đề án "Đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam" phải nêu rõ những nội dung cơ bản, những khâu then chốt, đột phá cần thực hiện với lộ trình cụ thể đến 2010, 2015, 2020 và dự báo kết quả thu được. Đây là nội dung vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi hôm qua (31/5).

Ngày 20/5, Hội đồng Quốc gia giáo dục đã họp để xem xét về Dự thảo đề cương chi tiết của Đề án đổi mới giáo dục ĐH giai đoạn 2006-2020.

Thủ tướng lưu ý bộ phận soạn thảo phải tiếp tục tham khảo ý kiến rộng rãi, học tập kinh nghiệm thế giới, nghiên cứu kỹ để xác định đúng những gì cần phải sửa đổi, cần phải đổi mới, phát triển, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót mà sau này phải điều chỉnh lại.

Thủ tướng cũng yêu cầu, khi xây dựng đề án chi tiết, cần tiếp tục làm rõ các nội dung:

Thiết kế cơ cấu hệ thống giáo dục ĐH hoàn chỉnh, đồng bộ với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Trường ĐH phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học gắn bó chặt chẽ với các viện nghiên cứu khoa học công nghệ.

Quan tâm thích đáng đến đội ngũ giảng viên, có bước đột phá về đào tạo, lựa chọn giảng viên cho các trường ĐH, CĐ và cải tiến chế độ tiền lương cho nhà giáo.

Giải quyết tốt mối quan hệ và phát triển đồng thời cả quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ĐH; cải tiến hệ thống tuyển sinh để giảm nhẹ công tác tuyển chọn đầu vào; giữ gìn kỷ cương nề nếp trong học tập, thi cử, đánh giá, ngăn chặn thói lười biếng, gian dối trong học tập để đảm bảo chất lượng đầu ra, chất lượng đào tạo.

Một nội dung khác cũng được nhấn mạnh là chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng xã hội, thu học phí của những người có khả năng chi trả để dành kinh phí Nhà nước trợ cấp cho người nghèo, ưu đãi diện chính sách. Xác định rõ những nguồn lực cần được huy động để thực hiện đổi mới giáo dục ĐH: đầu tư của Nhà nước, đầu tư từ xã hội, hợp tác quốc tế và các giải pháp huy động khác. Quy định rõ và thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ và trách nhiệm của các trường ĐH, CĐ.

  • Hạ Anh  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,