221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
639406
Một hướng dẫn chấm Văn... kỳ cục
1
Article
null
Một hướng dẫn chấm Văn... kỳ cục
,

Đó là hướng dẫn chấm thi môn văn- tiếng Việt kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp TP do Sở GD-ĐT TPHCM ra.

Để ánh sáng chiếu sáng những bài văn

Đề thi môn văn- tiếng Việt kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp TP do Sở GD-ĐT TPHCM ra có nội dung là: “Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có câu thơ: “Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”. Em hiểu ý nghĩa câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về các trích đoạn đã được học trong tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (Sách Văn học 9, tập I, trang 135-140 và Ngữ văn 9, sách giáo khoa thí điểm, tập I, trang 102-104 và 115, 116); Em (viết hoa chữ E- PV) hãy làm rõ vấn đề trên”.

Dưới đây là trích hướng dẫn chấm của sở: “Đạo”: Đạo lý, đạo đức, “tà”: xấu, “khẳm”: chìm.

Thực ra “khẳm” nghĩa là đầy, “tà” nghĩa là cùn/mòn. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ ghi: “khẳm” là thuyền ở tình trạng được chở đầy, nặng hết sức, không thể chở hơn được nữa; “tà” là không còn nhọn nữa, đã bị mòn ở đầu mũi.

Và 2 câu thơ trên cơ bản được hiểu là Chở bao nhiêu đạo đi nữa thuyền vẫn không đầy. Đâm mấy thằng gian bút vẫn không cùn/mòn.

Vậy mà không biết căn cứ vào đâu người hướng dẫn chấm thi lại giải thích ý nghĩa của “tà” là xấu, “khẳm” là chìm, làm cho người chấm không biết tin vào đâu. Hướng dẫn chấm này dễ đưa đến kết quả học sinh làm đúng sẽ bị mất điểm oan, còn những học sinh không hiểu đúng lại được điểm. Sai sót này cho thấy người viết hướng dẫn chấm thi không hiểu tác phẩm hoặc cẩu thả, vô trách nhiệm làm hại học sinh.

Nhìn chung, hướng dẫn chấm này không giúp được bao nhiêu cho người chấm thi. Ý đưa ra quá chung chung không sát nghĩa với nội dung. Thí dụ, sau khi giải thích ý nghĩa câu thơ, hướng dẫn chấm đưa ra ý chung: “Văn chương chân chính phải phục vụ, chuyên chở đạo đức, đạo lý, phải chống lại thế lực tàn bạo, chống lại cái ác, cái phi đạo đức, phải cổ vũ động viên cho đạo lý, đạo nghĩa, cho những điều tốt đẹp” mà không nêu được nghĩa cụ thể, sát sườn để người chấm có căn cứ rõ ràng.

Ở đề thi kiểm tra học kỳ II môn làm văn lớp 12 năm học 2004-2005 do Sở GD-ĐT TP.HCM ra, phần hướng dẫn chấm cũng rất chung chung như đề thi trên. Đề này có nội dung: “Trình bày ngắn gọn nội dung tác phẩm “Một con người ra đời” (Măcxim Gorki). Phần hướng dẫn chấm chỉ ghi 1 câu: “Căn cứ vào tác phẩm (SGK Văn học 12, tập II, trang 7-20)”. Sách giáo khoa thì in nguyên văn truyện ngắn này. Như vậy, giám khảo rất khó thống nhất để đánh giá các bài thi vì hướng dẫn chấm không đưa ra chuẩn cần thiết.

  • Một giáo viên giỏi môn văn (Theo Người Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,