221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
603534
"Chúng tôi sẽ mời GS Chuyên viết giáo trình"
1
Article
null
'Chúng tôi sẽ mời GS Chuyên viết giáo trình'
,

(VietNamNet) - Sau khi đăng tải bài viết Giáo sư "độc ngữ", nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự kính phục về lòng nhiệt thành của GS và tỏ ra bức xúc về thái độ thờ ơ của những người có trách nhiệm. Tiếp xúc với giảng viên và sinh viên trường Dược, chúng tôi càng thấy ngậm ngùi. Tâm nguyện của vị GS danh tiếng trong giới y học hóa ra lại nhọc nhằn đến vậy.

Ông Từ Minh Koóng

VietNamNet đã mang những vấn đề này tới Hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội, ông Từ Minh Koóng.

Phóng viên: Thưa ông, trước đây, trường ĐH Dược đã từng học tiếng Latinh.Vậy tại sao bây giờ nhà trường không tiếp tục duy trì?

Ông Từ Minh Koóng: Chúng tôi vẫn dạy đấy chứ. Nhưng không xem là môn học chính. Từ khi thầy Chuyên về nghỉ, chúng tôi đã giảm tải từ 30 tiết xuống còn 15 tiết và ghép luôn vào môn Thực vật học để SV dễ dàng vận dụng kiến thức thực tế. Học Latinh tương đối phức tạp nên chúng tôi không buộc SV phải học, không kiểm tra, không đánh giá, không tính điểm. SV nào say mê thì sẽ tự nghiên cứu. Trong TP.HCM thì người ta đã bỏ hẳn không còn học nữa.

Giáo sư "độc ngữ" Sở hữu một ngôn ngữ “độc” mà rất ít người ở Việt Nam biết, GS Vũ Văn Chuyên không muốn tiếng Latinh cũng mất sau khi mình ra đi

Vả lại, chương trình khung Bộ quy định chung cho các trường Y, Dược không hề có môn Latinh. Với chương trình hiện nay (270 đơn vị học trình), SV của chúng tôi đã quả tải, ngày lên lớp 2 buổi rồi.

- Phải chăng tiếng Latinh không còn có vai trò quan trọng với SV Y, Dược nữa?

Latinh là một ngôn ngữ thường sử dụng để viết trong  chuyên  ngành Y, Dược, sinh học, dùng để đọc và gọi tên thực vật, sinh vật, vi sinh vật. Nhưng bây giờ, tiếng Latinh đã được quốc tế hoá rồi, học tiếng Anh, tiếng Pháp thì vẫn đọc được tên thực vật. Tôi biết, chỉ những người có chuyên môn sâu mới thực sự cần đến ngôn ngữ này. Bao nhiêu dược sĩ ra trường không cần tiếng Latinh vẫn hành nghề bình thường bởi vì họ vẫn đọc được tên thuốc và hiểu rõ công dụng của thuốc.

Tấm bảng này GS dành để ghi công việc hằng ngày. Dòng chữ "giáo trình Latinh" ngày nào cũng được ghi vào.
- Hiện nay, bộ môn Thực vật học vẫn dùng giáo trình Latinh cũ được soạn từ đầu những năm 80. Theo ông, có nên biên soạn lại một bộ giáo trình mới?

Thật ra, đây không phải là một môn học chính nên không nằm trong kế hoạch hàng năm của nhà trường. Đội ngũ giảng viên bộ môn Thực vật của chúng tôi cũng đã tinh giản tối đa giáo trình cho phù hợp với trình độ của SV rồi. Những gì đáp ứng  yêu cầu học tập của sinh viên, nhà trường luôn tạo điều kiện tối đa.

- GS Vũ Văn Chuyên đang có nguyện vọng muốn viết một bộ giáo trình để lại cho thầy trò ngành Dược, nhưng phải có một cơ quan chủ quản đứng ra đặt vấn đề "danh chính ngôn thuận". Ông nghĩ sao?

Tâm nguyện cuối đời của GS "độc ngữ": Bị thờ ơ Bạn đọc bày tỏ sự kính phục về lòng nhiệt thành của GS Chuyên và tỏ ra bức xúc về thái độ thờ ơ của những người có trách nhiệm

GS đã có nguyện vọng đáng quý  ấy thì chúng tôi sẵn sàng hợp tác. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm đứng ra mời GS viết giáo trình. Quả thật, giáo trình Latinh không phải là một loại sách thị trường dành cho công chúng đông đảo. Nhưng để phục vụ cho nhu cầu dạy và học của thầy trò trong trường, chúng tôi sẽ tiến hành ngay công việc này. Tâm nguyện của một người như GS Chuyên, lâu nay chúng tôi chưa rõ thì không nói làm gì. Bây giờ, biết được điều đó, chúng tôi sẽ làm những gì có thể trước khi quá muộn.

Bộ giáo trình Latinh ấy, chúng tôi sẽ lưu trong thư viện nhà trường để  những ai quan tâm dễ dàng tìm đọc.

"Chúng tôi tha thiết giữ lại tiếng Latinh..." Đó là tâm sự của nhiều giảng viên, sinh viên trường Dược

- Thưa ông, hàng năm nhà trường có bao nhiêu kinh phí để làm giáo trình?

Chúng tôi chỉ dùng vừa đủ mức ngân sách nhà nước cho phép, không nhiều, mỗi năm khoảng vài trăm triệu và được  tận dụng tối đa để sinh viên trong trường được mua giáo trình giá rẻ. Trường có xưởng in riêng  nên rất thuận lợi cho việc làm giáo trình. Trước kia, giáo trình cứ 5 năm thay một lần, bây giờ giáo trình sẽ là sách giáo khoa toàn ngành nên đã có Bộ Y tế thẩm định. Tiền in do Bộ trả Nhà xuất bản.

- Vậy khi nào nhà trường bắt tay vào công việc xuất bản giáo trình Latinh?

Chúng tôi sẽ làm ngay. Trước hết, chúng tôi sẽ mời GS Chuyên đến trường để bàn bạc kế hoạch cụ thể, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để GS thảnh thơi viết sách.

- Xin cảm ơn ông.

  • Lê Ngọc Nhung (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,