221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
576224
Mách bạn chọn trường theo điểm chuẩn 2004
1
Article
null
Tuyển sinh ĐH 2005:
Mách bạn chọn trường theo điểm chuẩn 2004
,

(VietNamNet) - Chọn trường ĐH, CĐ theo nhiều yếu tố: điều kiện của gia đình, xu hướng nghề nghiệp của xã hội, sở thích, năng lực của bản thân. Nhưng quan trọng hơn cả là năng lực học tập. Chính vì vậy, với nhiều thí sinh, việc cân nhắc lựa chọn đăng ký vào một trường ĐH nào đó đồng nghĩa với xem xét điểm chuẩn của trường đó như thế nào.

Dưới đây, giới thiệu xu hướng chọn trường dựa trên tham khảo điểm chuẩn của các trường ở kỳ thi trước.

Đối chiếu ảnh của thí sinh trong sổ ảnh với người thật trước khi làm bài thi.

Trong các mùa thi ĐH, KHỐI A bao giờ cũng có đông đảo các trường tuyển sinh và chiếm hơn nửa tổng số thí sinh dự thi. Các năm 2003, 2004 xấp xỉ 500.000 lượt thí sinh đăng ký vào khối này. Phổ điểm" ở khối này khá rộng.

Phía Bắc: giữ mức ổn định từ 20 trở lên

Tại phía Bắc, hầu hết điểm chuẩn các khoa, ngành khối này khá cao. Một điểm đáng lưu ý là có một số trường ĐH "tỷ lệ chọi" không cao (1 chọi 3 hoặc 4)  nhưng điểm số vẫn ở hàng top 1.

Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội (HN), trong 2 năm 2003 và 2004, điểm chuẩn khối A lđều là 23. Năm ngành điểm thấp hơn cũng tới 22. 

So trong 2 năm, thì điểm chuẩn của trường Xây dựng năm 2004 thấp hơn 1 chút so với năm 2003. khối A: 21, khối V: 25. Năm 2003: A 23 V26.

ĐH Giao thông vận tải HN năm 2004 có điểm chuẩn là 22 trong khi 2003 là 20,5.  Năm 2004 nhích lên 1 chút với 22 ở phía Bắc và 15 ở phía Nam. Xem xét về số lượng thí sinh đăng ký dự thi thì có thể thấy mặc dù lượng thí sinh dự thi năm 2003 (gần 15.000 lượt) giảm so với 2004 (gần 18.000 lượt) nhưng điểm chuẩn lại cao hơn.

Học viện Tài chính năm 2003 điểm chuẩn là 20, đến năm 2004, điểm chuẩn đã là 22 dù số lượt thí sinh đăng ký dự thi không chênh lệch nhiều (năm 2003 là 5.424 và năm 2004 là 5.830).

Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2003 lấy điểm chung cho tất cả các ngành là 20,5; sau đó mới phân khoa. Năm 2004, có chỉnh sửa, lấy điểm theo từng ngành ngay từ khi đăng ký và điểm ngành Kế toán cao nhất với 25,5; tiếp đến là Tài chính-Ngân hàng với 22,5 và các ngành khác ở mức 21,5.

Học viện Ngân hàng năm 2004 tiếp nhận lượng thí sinh dự thi tăng đột biến so với năm trước đó (7.943 so với 3.490). Điểm chuẩn vì thế cũng nhích lên năm 2003 phía Bắc là 17,5 Nam 15,5 thì năm 2004, các điểm tương ứng là

 Điểm của Khoa Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) cũng không "dễ chịu" chút nào, thấp nhất cũng đã là 20. 

Cơ sở 2 của các trường phía Bắc: Mềm hơn

Có lẽ, trong nhóm các trường thuộc nhóm ngành Kinh tế, một số khoa của trường ĐH Thương mại có điểm "dễ thở" hơn. Năm 2004, ngoài 2 ngành Kế toán (21), Kinh tế (20), các ngành còn lại dao động mức điểm từ 16 đến 18,5.

Hầu hết các ngành khối A của trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN) là 20. Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng một chút, cũng có các ngành: Khí tượng Thủy văn - Hải dương học; Địa kỹ thuật - Địa môi trường lấy điểm 18. Hoặc 2 ngành của trường ĐH Công nghệ: Vật lý kỹ thuật: 19, cơ học kỹ thuật: 18. 18 cũng là điểm trúng tuyển khối A của trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội. 

Trường ĐH Thủy lợi lấy điểm theo ngành. Điểm trúng tuyển năm 2004 thấp hơn một chút so với năm 2003 (số lượt thí sinh dự thi năm này cũng giảm nhiều so với năm trước: hơn 5.000 so với gần 9.000).  Ngoài ngành được xem là "có giá" nhất của trường là Xây dựng công trình thủy lợi có mức điểm 21,5; các ngành còn lại dao động từ 18 đến 19,5.

Cơ sở 2 của trường ĐH Thủy lợi lại có mức điểm trúng tuyển khá mềm: 15 và 14. "Nam thấp hơn Bắc" cũng là tình trạng của các trường có cơ sở 2 tại TP.HCM. Chẳng hạn, cơ sở 2 của ĐH Giao thông vận tải lấy 15,5 trong khi điểm ở Hà Nội là 22.

Hay như cơ sở 2 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, điểm theo ngành: Quản trị kinh doanh: 18,5. Điện tử-Viễn thông: 17; Công nghệ thông tin: 17,5. Trong khi đó, ở cơ sở phía Bắc, điểm chuẩn  của các ngành  là Kỹ thuật điện tử viễn thông: 23, công nghệ thông tin: 22, quản trị kinh doanh Bưu chính viễn thông: 21,5.

Trường ĐH Mỏ-Địa chất cũng là nơi thí sinh không dám chắc chắn về mức điểm quá cao có thể xem xét được. Năm 2004, trường lấy điểm theo từng ngành, mức điểm dao động từ 15 đến 18.

Xem ra, khối A của trường ĐH Luật  HN "mềm" hơn cả với mức 16,5 của cả 2 năm 2003 và 2004. Cũng là ngành Luật, nhưng là khoa Luật của ĐHQG Hà Nội, điểm trúng tuyển khối A lại cao hơn với 18 và 18,5.

Phía Nam: có nhiều cơ hội cho 16-18

Năm 2004, trường ĐH Kinh tế TP.HCM lấy mức điểm chuẩn là 16,5. Tại ĐH Luật TP.HCM, điểm này là 15,5 (riêng ngành Luật thương mại la 17,5). Các ngành của Khoa Kinh tế (ĐHQG TP.HCM) lấy từ 15 - 18 điểm.

Muốn có nhiều lựa chọn theo ngành kỹ thuật, thí sinh có thể xem xét kỹ lưỡng từng khoa của trường ĐH Bách khoa TP.HCM (thuộc ĐHQG TP.HCM. Với học lực giỏi, thí sinh có thể mạnh dạn chọn các ngành: CNTT: 21 điểm; Điện-Điện tử: 22,5; Công nghệ Hoá-Thực phẩm: 22; Kỹ thuật Xây dựng: 22,5; Công nghệ  Vật liệu: 20,5; Cơ Điện tử: 20; Cơ khí: 19,5.

Chưa tin tưởng hẳn vào năng lực học tập "vượt trội" của mình, thí sinh có thể thử sức ở các khoa: Công nghệ Dệt-May: 17; Kỹ thuật Địa chất: 16; Quản lý Công nghiệp: 17,5; Kỹ thuật Môi trường: 17; Kỹ thuật Giao thông: 17,5; Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp: 18; Trắc địa-Địa chính: 16; Vật liệu và Kỹ thuật Xây dựng: 16,5; Thuỷ lợi-Thuỷ điện công trình nhỏ: 16; Cơ Kỹ thuật: 17; Công nghệ Sinh học: 18; Vật lý Kỹ thuật: 16.

Cũng cùng ĐHQG TP.HCM, điểm của trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM "đều" hơn ở mức dưới 20 (trừ ngành Công nghệ thông tin và công nghệ sinh học 21 điểm. Đó là: ngành Toán-Tin: 17,5 điểm; Vật lý: 15; CNTT: 21; Hoá: 19,5; Địa chất: 14; Khoa học Môi trường: 18; Khoa học Vật liệu: 16.

Với hệ thống ngành đào tạo phong phú, trường ĐH Nông lâm TP.HCM có mức điểm hợp hơn cả với những thí sinh đắn đo muốn tìm một cơ hội vào ĐH. Điểm chuẩn các ngành của trường chủ yếu là 15. Cũng phổ từ 14 đến 15,5 là điểm chuẩn của hầu hết các ngành của trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (trừ Xây dựng cầu đường: 20; Cơ khí Ô tô: 18,5 và Điện tử viễn thông: 18).

14 đến 15 cũng là mức điểm trúng tuyển phổ biến của các trường ĐH bán công, dân lập phía Nam.

Đại học vùng, ĐH địa phương

Ngoài 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM, những năm gần đây, thí sinh đã cân nhắc lựa chọn trường ĐH vùng hoặc địa phương, vừa sức với lực học và ở gần gia đình. 

Ở các cơ sở đào tạo ĐH này, hầu hết đều có hệ sư phạm hoặc trường ĐH Sư phạm (Vinh, Hồng Đức,  Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn). Điểm số của hệ sư phạm thông thường cao hơn hẳn hệ cử nhân, hệ kỹ sư,v.v..

Xem KHỐI B

Xem KHỐI C

Xem KHỐI D

  •  Song Nguyên

Kỳ tới: Chọn các trường của khối B, C, D

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,