221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
544202
Xã hội hoá giáo dục: Không phải là Nhà nước phó mặc
1
Article
null
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh:
Xã hội hoá giáo dục: Không phải là Nhà nước phó mặc
,

(VietNamNet) - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh như vậy tại lễ mit-tinh kỷ niệm 50 năm ngày học sinh miền Nam trên đất Bắc diễn ra trang trọng sáng nay (14/11) tại Hà Nội.

Soạn: AM 194741 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: Cần tập trung khắc phục tình trạng chất lượng giáo dục còn thấp.

"Toàn ngành giáo dục cần phải tập trung khắc phục tình trạng chất lượng giáo dục còn thấp, chú trọng đúng mức không chỉ dạy chữ, học chữ mà điều căn bản là dạy người, dạy làm người và học làm người. Cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học để đào tạo ra lớp người mới vừa có ý tưởng hoài bão, vừa có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất chính trị tốt đẹp..." - Tổng Bí thư đã nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại buổi lễ. 

Tổng Bí thư cũng lưu ý tới ba vấn đề cần có sự thống nhất cao trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương quan trọng của giáo dục. Trước hết là nhận thức về vấn đề xã hội hóa giáo dục trong điều kiện phát triển mạnh mẽ về quy mô. Để đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, Nhà nước không thể bao cấp toàn bộ cho sự nghiệp phát triển giáo dục, bởi vậy, xã hội hóa giáo dục cần được xem là một trong những giải pháp quan trọng.

Bên cạnh đó là vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng cơ cấu, cân đối theo vùng miền, ngành theo phương hướng vừa hồng vừa chuyên.

Vấn đề thứ ba là đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Theo Tổng Bí thư, cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường quản lý trong các cơ sở giáo dục; phân biệt quản lý nhà nước và quản lý nghiệp vụ; phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước.

Soạn: AM 194745 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các đại biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ, Tổng Bí thư cũng đã khẳng định: Trong những năm qua, giáo dục nước nhà đã có bước phát triển quan trọng: hệ thống và mạng lưới giáo dục đã thống nhất khá hoàn chỉnh, đồng bộ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân; các chính sách xã hội hóa giáo dục đã được thực hiện tốt và có hiệu quả hơn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh đó, các điều kiện bảo đảm phát trển giáo dục được chú ý tăng cường. Trước hết là việc củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học; trình độ dân trí được nâng lên với việc hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đang đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục THCS. Việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực, tăng đáng kể tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Cùng dự lễ mit-tinh có các đồng chí: Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trương Quang Được - uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Khoa Điềm - uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương; Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu, gần 200 giáo viên, cán bộ quản lý và nhiều cựu học sinh đã từng học tập và công tác tại các trường học sinh miền Nam (HSMN) trên đất Bắc.  

Trong 20 năm (1954-1975), đã có 28 trường HSMN được thành lập, đào tạo hơn 23.000 HS. Phần lớn các HS trường MN đã được tiếp tục đi học tại các trường ĐH, Trung cấp ở miền Bắc và các nước XHCN, trở thành lực lượng nòng cốt cho các cơ quan, các cơ sở kinh tế...

  • Tin, ảnh: Kiều Oanh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,