Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, điều trị thế nào?

Cập nhật lúc 15:10, 13/09/2010 (GMT+7)

Sau khi uống bia quá chén, hút thuốc lá nhiều, phát âm quá mức..., nhiều người thường xuyên rát, vướng cổ họng, hay khạc nhổ, khàn tiếng, có hôm mất tiếng.

Hỏi: Cách đây một tuần, do uống bia quá chén với bạn bè, tôi bị trào ngược dạ dày thực quản. Từ hôm đó đến nay, tôi thường xuyên bị rát cổ họng, khàn tiếng, có hôm bị mất tiếng. Xin bác sĩ cho biết, có phương pháp nào phòng ngừa căn bệnh của tôi không? (Thanh Tùng - Bình Dương)

Trả lời: Chào bạn, với trường hợp của bạn do uống bia quá chén dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Hậu quả là bị rát cổ họng, khàn tiếng, có hôm mất tiếng. Để phòng ngừa căn bệnh này bạn cần tránh uống nước lạnh, uống rượu bia, hút thuốc, tránh gào thét, nói to, nói quá lâu, giữ ấm cổ, vệ sinh họng và miệng hàng ngày. Khi đang bị viêm đau rát cổ họng, khàn tiếng cần nghỉ ngơi, hạn chế nói. Bạn có thể uống Tiêu Khiết Thanh 4-6 viên/ ngày để hỗ trợ. Nếu để khàn tiếng, mất tiếng tạm thời lặp đi lặp lại lâu dài sẽ đưa tới mất tiếng, các tổn thương thực thể ở dây thanh phải điều trị phẫu thuật khá phức tạp và dễ tái phát.


tieu-khiet-thanh.jpg
Ảnh minh họa
Hỏi: Tôi thường hút thuốc lá để tập trung tốt hơn, nhưng giờ tôi bị nghiện nặng. Nửa năm nay tôi bắt đầu bị khàn tiếng, cảm giác cổ họng vướng víu và hay khạc nhổ. Bác sĩ cho biết có phải do tôi hút thuốc lá nhiều không? Phương pháp điều trị căn bệnh của tôi như thế nào?(Doãn Mạnh - Vĩnh Phúc)

Trả lời: Chào bạn, viêm thanh quản hay khàn tiếng, mất tiếng ngoài nguyên nhân do uống bia nhiều và hút thuốc lá như bạn đã nêu, còn rất nhiều nguyên nhân có thể kể tới:

- Phát âm quá mức, trước hết do đặc thù nghề nghiệp với những người sử dụng tiếng nói làm công cụ lao động như người bán hàng, phát thanh viên, ca sĩ, giáo viên… do phải nói nhiều, nói liên tục, nói to nhất là khi sử dụng giọng, cách nói không đúng, không có kế hoạch, nghỉ ngơi tốt.

- Do viêm, nhiễm virut, vi khuẩn trong viêm mũi, viêm họng, đặc biệt khi bị lạnh, ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, có các ổ viêm mạn như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng …. rất dễ lan xuống gây viêm thanh quản.

- Do kích thích, ở những người nghiện, hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều rượu, bia, tiếp xúc hóa chất, ăn uống quá lạnh, nóng, chất kích thích quá mức.

- Có các tổn thương thực thể như các u lành dây thanh; hạt xơ dây thanh, u nang, pôlip dây thanh…, bệnh nhược cơ hay tuyến giáp gây bán liệt, liệt nhẹ thanh quản.

Khi đã bị khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản cấp hay mãn cần đến chuyên khoa Tai Mũi Họng khám xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế uống bia, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, bạn bị viêm thanh quản mạn tính đã lâu thì việc cai thuốc lá là hết sức quan trọng và cần thiết, càng sớm càng tốt. Bạn có thể uống Tiêu Khiết Thanh có bán sẵn trên thị trường với 4 - 6 viên/ngày.

  • GS.TS Trần Hữu Tuân
    (Viện phó Viện Tai Mũi Họng Trung ương)
    Mọi thông tin cần tư vấn về sức khỏe xin gửi tới địa chỉ email: homthutuvansuckhoe@gmail.com Điện thoại: 04.38461530 - 08.39770045

Ý kiến của bạn

Các tin khác