221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
665066
Liên kết ngành phần mềm Việt Nam - Hướng đi hiệu quả
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Liên kết ngành phần mềm Việt Nam - Hướng đi hiệu quả
,

(VietNamNet)  Hai năm trước đây, cái tên Vietnam Software Cluster – Liên kết ngành phần mềm Việt Nam (LKNPMVN) còn “lạ tai” đối với những người quan tâm tới lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT). Song tới nay, nó đã trở thành khái niệm khá quen thuộc bởi nó có nhiều hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành phần mềm nói riêng, ngành CNTT-TT Việt Nam nói chung.

 

Liên kết ngành sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho công nghiệp phần mềm Việt Nam.

LKNPMVN được thành lập từ đầu năm 2003 với sự hỗ trợ của Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) – dự án phát triển kinh tế giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, là khối liên kết gồm hn 50 doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Chính phủ… hoạt động liên quan tới lĩnh vực phần mềm, trong đó có những đơn vị, doanh nghiệp khá quen thuộc và có uy tín, vị thế trong giới CNTT-TT Việt Nam như Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, Hội Tin học Viễn thông Hà Nội, Công viên Phần mềm Quang Trung, Công ty CMC, EDT, Pythis, Vietsoftware, Saigon Tel, PSD, TMA….. và một số chủ thể nước ngoài như SMP, Harvey Nash, IDG.


LKNPMVN hoạt động theo cơ chế mở và tự nguyện – tất cả các chủ thể liên quan đến ngành CNTT đều có thể tham gia. Các thành viên cùng nhau xác định kế hoạch hoạt động chung và thường xuyên có các sáng kiến hành động nhằm đem lại lợi ích chung. Mỗi thành viên tham gia ít nhất một chương trình hành động. Mỗi hoạt động được điều phối bởi một nhóm trưởng nhóm hành động.

 

Ông Trần Lương Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Vietsoftware cho biết: “LKNPMVN thực sự là sáng kiến hợp tác mới của cộng đồng phần mềm trên quy mô quốc gia nhằm xây dựng một vị thế tốt hơn cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Chúng tôi đã làm việc theo cách tiếp cận này và thấy rằng nó rất có ích cho công việc kinh doanh của công ty cũng như có ích cho nền kinh tế nói chung”.


Hiện LKNPMVN hoạt động trong điều kiện khá thuận lợi: các chủ thể của ngành CNTT ngày càng nhận thức đúng đắn hơn nhu cầu hợp tác, tận dụng các thế mạnh chung của ngành để cùng phát triển (các vấn đề nổi cộm như nhân lực, thị trường, môi trường kinh doanh không thể được giải quyết ở quy mô từng doanh nghiệp mà đòi hỏi phi có sự hợp tác sâu rộng); Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành cũng như khuyến khích hợp tác, phát triển và đầu tư.

 

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn LKNPMVN phi đối mặt. Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Điều phối viên của VNCI: “Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, phải vật lộn nhiều với thị trường, ngành CNTT lại mới phát triển nên việc liên kết giữa các chủ thể của ngành còn nhiều hạn chế, điển hình như  việc cam kết thời gian, nguồn lực tham gia xây dựng và thực hiện các hoạt động phát triển ngành”.

 

Đến nay, LKNPMVN mới chỉ phát triển mạnh ở Hà Nội và TPHCM (các thành viên của LKNPMVN đều mới có trụ sở ở 2 thành phố này). Nguyên nhân do ngành phần mềm Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai trung tâm trên. Khi các địa phương khác có sự phát triển tốt hơn thì liên kết ngành sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Đồng ý với nhận định đó, ông Nguyễn Hồng Trường ở VNCI cho biết thêm: Cả liên kết ngành phần mềm của Hà Nội và TP.HCM đều đặt ra mục tiêu xây dựng năng lực cạnh tranh cho phần mềm Việt Nam nói chung, các hoạt động xây dựng thương hiệu cho ngành CNTT Việt Nam, hoạt động đào tạo hay khuyến nghị chính sách đều nhằm mục tiêu có lợi cho cả cộng đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp tại các địa phương khác đều có thể nhận được những ảnh hưởng gián tiếp từ hoạt động liên kết ngành của Hà Nội và TP.HCM. Trong tương lai, LKNPMVN sẽ kêu gọi sự hợp tác của các chủ thể trong ngành từ các địa phương khác để nhân rộng hoạt động này”.

Các thành viên của LKNPMVN đã và đang tổ chức nhiều hoạt động xây dựng thương hiệu ngành như xây dựng cổng thông tin liên kết ngành, tổ chức, tham gia các triển lãm, hội thảo lớn trong ngành, tham gia khảo sát thị trường nước ngoài; đào tạo nhân lực ngành như tổ chức các khoá đào tạo về chuẩn phát triển phần mềm CMM, kiểm định chất lượng, các kỹ năng quản lý sản xuất và phát triển phần mềm, các kỹ năng qủan lý và marketing trong lĩnh vực phần mềm; khuyến nghị các chính sách trong ngành về viễn thông, chi tiêu của Chính phủ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


Tháng 5/2005, LKNPMVN vừa phối hợp với Hệ thống đào tạo lập trình viên APTECH tổ chức Ngày hội Nhân lực Phần mềm tạo cơ hội để sinh viên công nghệ thông tin hiểu rõ hơn nhu cầu, yêu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp phần mềm, định hướng rõ hơn con đường phát triển sự nghiệp và cơ hội thăng tiến trong ngành công nghiệp phần mềm.


Tất cả những hoạt động của LKNPMVN đều nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ngành phần mềm Việt Nam.

 

Minh Huệ

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,