221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
563010
Triệu Trần Đức - "Dùng hacker để chống hacker"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Triệu Trần Đức - 'Dùng hacker để chống hacker'
,

Đức là người cuối cùng đến đăng ký dự thi, nhưng lại trở thành người chiến thắng cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2004 với phầm mềm bảo mật mạng hữu hiệu. Ít người biết rằng, Đức đang là một trong 5 admin của HVA, một diễn đàn... hacker lớn tại Việt Nam.

Cậu học sinh tiểu học say mê tin học

Soạn: AM 239713 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Admin diễn đàn hacker Triệu Trần Đức.

Học hết tiểu học, Đức theo bố, giáo viên môn Toán của trường Bách khoa Varsava, sang học ở Ba Lan. Hết lớp 6, Đức và bố quay về Việt Nam. Đây cũng là thời điểm Đức có những bước làm quen đầu tiên với tin học. Cuối năm lớp 7 được bố trang bị cho một chiếc máy tính xịn giá tới 1.000USD, một số tiền khá lớn vào thời điểm bấy giờ.

Có máy tính, Đức lao vào học, và mày mò tìm hiểu về lập trình. Sự say mê tin học như cuốn lấy Đức. Gia đình hầu như không lúc nào thấy Đức rời chiếc máy tính. Lên cấp 3, Đức đăng ký vào học lớp chuyên Toán của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngay trong thời gian đầu tiên học cấp 3, Đức đã được những thầy giáo đầu ngành trong lĩnh vực Tin học dậy bảo kỹ lưỡng mọi ngôn ngữ như Pascal, Visual… cùng những kiến thức ban đầu về hệ thống máy tính.

Gần giữa năm lớp 10 Đức tập lập trình và bắt tay viết chương trình phần mềm đầu tiên mang tên Danh bạ điện thoại cho cá nhân chạy trên nền DOS. Sau phần mềm đầu tiên, Đức tiếp tục bắt tay vào viết chương trình thường trú gõ tiếng Việt nhằm tự học và thử kiểm tra trình độ của bản thân. Sau một thời gian mày mò viết, sửa, chương trình gõ tiếng Việt của Đức được hoàn thiện và chạy khá tốt.

Chàng sinh viên quét tuyết trên đường phố Phần Lan

Năm 1999, Đức tốt nghiệp THPT với điểm số 54, đủ để được vào thẳng một trường đại học. Tuy nhiên Đức quyết định không sử dụng quyền vào thẳng đại học mà đăng ký thi vào ngành  Điện tử viễn thông của Đại học Bách khoa và Kiến trúc. Kết quả, Đức đỗ cả 2 trường: Bách khoa với 28,5 điểm và Kiến trúc với 27,5 điểm.

Theo lời khuyên của gia đình, Đức vào học Bách Khoa. Cuối năm thứ nhất Đức vào mạng và xin được một suất học bổng chuyên ngành IT and Bussiness tại trường Đại học Bách khoa Lahti (Phần Lan) trong vòng 3,5 năm.

Trong môi trường học tập hoàn toàn mới, Đức phải làm quen với việc học tập, đăng ký kiểm tra, xem điểm… tất cả đều thực hiện trên mạng. Noel 2000, năm đầu tiên Đức học ở nước ngoài, có lẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với Đức. Trong suốt 2 tuần nghỉ Noel, Đức mượn một chồng sách tin học cao gần bằng mình từ thư viện để đọc và nghiên cứu nhằm xua đi nỗi nhớ nhà.

Sau đợt nghỉ này, kiến thức của Đức được nâng lên khá nhiều, đặc biệt những kiến thức về mạng. Đây cũng là dịp Đức có những hiểu biết đầu tiên về mạng và bảo mật. Trong suốt thời gian sau đó Đức dành phần lớn thời gian để trau dồi và thực hành những kiến thức mình thu nhận được qua sách vở và thực hành. Với cơ sở hạ tầng có sẵn tại trường, Đức lao vào nghiên cứu sâu vấn đề bảo mật mạng.

Để trang trải những khoản chi lớn cho việc mua tài liệu nghiên cứu về mạng và vấn đề bảo mật, Đức đã phải vừa học vừa làm. Cậu không nề hà làm bất cứ công việc gì: từ làm nhân viên bưng bê cho một nhà hàng đến làm người quét tuyết trên đường phố. “Đó là khoảng thời gian rất vất vả. Hàng sáng mình phải dậy từ 4-5 giờ và bắt tay vào công việc trong cái lạnh ngoài trời có hôm lên tới -30 độ. Tuy nhiên thu nhập từ các công việc này giúp mình có dư dả tiền để về Việt Nam thăm gia đình” - Đức tâm sự.

Được mời làm admin nhờ... hack vào HVA

Sau khi về nước ít lâu, Đức nghe nói đến một số nhóm hacker ở Việt Nam và cậu cũng vào thử địa chỉ của nhóm hacker HVA. Khi đó Đức thấy đây diễn đàn của những kẻ phá phách và cậu cảm thấy rất bực mình trước việc những tên “hacker” chủ yếu lên mạng để post những bài khoe khoang thành tích phá hoại của mình. Phải làm một điều gì đó để “cảnh báo” những người quản trị mạng. Đức quyết định ra tay.

Đức vào mạng và vào địa chỉ của hiệp hội hacker. Sau gần một ngày tìm tòi, Đức phát hiện một số lỗ hổng trên máy chủ của HVA, tổ chức nổi tiếng với độ bảo mật rất tốt. Sau khi “hack” vào và nói chuyện với những người quản trị mạng. Đức được mời về làm người quản trị của mạng.

Những cuộc trao đổi sau đó đã giúp Đức hiểu được rằng thực ra những người quản trị của mạng là những người có cùng mục đích như mình. Họ luôn muốn hướng cộng đồng theo hướng tích cực chứ không phải theo nghĩa tiêu cực. Tháng 3/2003, Đức quyết định chính thức tham gia vào diễn đàn của HVA. Đức trở thành người duy nhất trong lịch sử thành lập mạng HVA trở thành admin mà không phải qua giai đoạn làm member (thành viên).

Sau khi trở thành admin, Đức đã phối hợp cùng anh em tổ chức, xây dựng và định hướng lại diễn đàn biến HVA trở thành một diễn đàn về bảo mật chứ không phải hacking (phá hoại). Bước đầu, Đức cùng các admin khác xây dựng một tiêu chí rõ ràng được soạn thảo thành văn bản công bố trên diễn đàn. Các thành viên đi trái lại tiêu chí của HVA sẽ bị loại khỏi diễn đàn.

4 tháng sau khi làm admin của HVA, Đức tổ chức một cuộc hội thảo về an ninh mạng ở TP.HCM với sự tham dự đông đảo của nhiều “tên tuổi lớn” trong làng hacker trước đây. Đây cũng là lần đầu tiên hacker ở Việt Nam ra mắt công khai để cảnh báo về sự lỏng lẻo trong vấn đề bảo mật. Sau cuộc ra mắt này, Đức cùng các thành viên khác tổ chức một số cuộc hội thảo khác. Những vấn đề nêu ra tại các cuộc hội thảo đã khiến các thành viên dần chuyển hướng sang nghiên cứu “security” về bảo mật.

Đến người giám đốc “miễn phí” phần mềm cho sinh viên

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp trở về Việt Nam, được sự giúp đỡ của bố và anh chị, Đức lập công ty thiết kế và lưu trữ web và kiêm luôn vị trí giám đốc kỹ thuật. Sau những khó khăn ban đầu, Công ty Tích hợp Hệ thống Việt Nam (VNNC) dần phát triển và bắt đầu có chỗ đứng vững chắc. Cuối năm 2001, Đức bắt tay vào viết chương trình phần mềm Kiểm soát  ninh mạng - Moon Secure. Mục đích ban đầu của Đức chỉ là để học, nghiên cứu và muốn tận mắt thấy hoạt động trên mạng như thế nào.

Trong suốt thời gian sau đó, Đức tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về giao thức mạng với mục đích mình tự bảo vệ mình. Trong thời gian làm admin của HVA, Đức đã đưa những phần nhỏ của phần mềm kiểm soát và an ninh mạng - Moon Secure vào ứng dụng trong việc bảo mật hệ thống của HVA để thử nghiệm.

Sau khi viết xong Đức không hề có ý định đưa sản phẩm đi dự thi. Nhưng sau khi đọc danh sách thấy có một số sản phẩm về bảo mật, Đức thay đổi ý định tham gia để thử xem sản phẩm của mình thế nào. Hôm đó là 16g30 chiều ngày 1/11/2004, Đức mới quyết định mang sản phẩm của mình đi dự thi. Điều bất ngờ, Đức là người cuối cùng đến đăng ký dự thi nhưng cuối cùng lại trở thành người chiến thắng của cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2004.

Đức cho biết thời gian tới sẽ thương mại hóa một phần sản phẩm để duy trì việc phát triển sản phẩm vì việc duy trì phát triển sản phẩm mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên việc thương mại hóa chỉ là để duy trì và phát triển còn chủ yếu Đức vẫn sẽ cấp miễn phí cho các tổ chức phi lợi nhuận như: các tổ chức giáo dục, các bạn sinh viên... 

Đức cho biết, những ai có nhu cầu sử dụng các phần mềm bảo mật miễn phí có thể truy cập vào địa chỉ trang web cá nhân của Đức ở địa chỉ www.2t2d.com. Đức cho biết hiện trên trang web cá nhân của mình có khoảng 16 chương trình phần mềm bảo mật có thể tải miễn phí.

(Theo Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,