221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
555031
Chính phủ điện tử: Vẫn ở giai đoạn khởi động!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Chính phủ điện tử: Vẫn ở giai đoạn khởi động!
,
(VietNamNet) - Việt Nam đang từng bước xác định con đường tiến đến Chính phủ (CP) điện tử. Vấn đề là lựa chọn con đường nào để đến đích nhanh nhất, và hiệu quả nhất.

Soạn: AM 220241 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm chỉ đạo phiên họp Ban 58.

''Cần định nghĩa Chính phủ điện tử đúng với Việt Nam''

Lâu nay, nhận thức chung về xã hội kể cả lãnh đạo địa phương, cũng như các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa rõ ràng về khái niệm Chính phủ điện tử. Điều này càng được khẳng định tại cuộc họp phiên toàn thể Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin (gọi tắt là Ban 58) vừa qua, khi Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ''yêu cầu định nghĩa về Chính phủ điện tử cho dễ hiểu, sát nghĩa với môi trường Việt Nam nhất. Đồng thời, xác định rõ ràng khó khăn, vấn đề cấp bách trong việc triển khai Chính phủ điện tử ở nước ta hiện nay''.

Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) để các cơ quan Chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.

Nói một cách ngắn gọn, Chính phủ điện tử là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng CNTT-TT.

Mới đây, vào năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã ký kết hiệp định khung ASEAN điện tử (e-ASEAN) về cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tuyên bố chính thức, chưa có kế hoạch tổng thể và thiếu sự tham gia thường xuyên, trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Về phía Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) - Bộ trụ cột triển khai công tác này, thứ trưởng thường trực Mai Liêm Trực cho biết: ''Chính phủ điện tử không phải là ''Chính phủ Net'', không chỉ là Đề án 112 với nội dung tin học hóa quản lý hành chính nhà nước. Để triển khai có hiệu quả, Chính phủ điện tử thực sự phải là mạng hành chính tới các cấp địa phương, nhằm cung cấp dịch vụ, thông tin cho dân, phải là bộ máy cấp dưới. Ngay cả các website các Bộ, ngành, đoàn thể cũng được xây dựng với mục đích vì nhân dân, làm cho dân hiểu, chứ không chỉ phục vụ cho cán bộ, nhân viên Bộ, ngành đó''.

Điều này càng được chứng tỏ khi lãnh đạo UBND TP.HCM cho hay: Đến nay, hầu hết các Sở, ban ngành đều có mạng LAN nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112) từ trước tới nay được coi là góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và hoạt động của các cơ quan nhà nước nhưng rõ ràng, không thể kiêm nhiệm được vai trò mạnh mẽ của Chính phủ điện tử.

Đề án 112 đã đặt ra mục tiêu rộng lớn nhưng được điều hành và thực thi bởi một lực lượng nhỏ, chủ yếu là chuyên gia công nghệ kiêm nhiệm, không tương xứng về quy mô và vị thế. Vì vậy, hầu hết các dự án mới chỉ dừng lại ở nội dung mang tính công nghệ và chủ yếu trong phạm vi hệ thống các văn phòng của các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố. Các dự án liên quan đến dịch vụ công phục vụ người dân, xây dựng hạ tầng và hệ thống an toàn bảo mật thông tin hầu như chưa triển khai,

Biểu hiện lớn nhất là hiện nay, trên 50% Bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có website cung cấp thông tin về các quy định, thủ tục hành chính, chính sách... Tuy nhiên, các dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp - vốn là nội dung cơ bản của Chính phủ điện tử lại đang ở giai đoạn khởi động, chưa có dịch vụ trực tuyến hoàn toàn. Ngay cả dưới góc độ nhà quản lý, ông Trần Chiến Thắng - thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cho biết: ''Trước tình trạng nhà nhà, ngành ngành đua nhau làm web, Bộ rất ngại khi cấp phép mở website nên thường hạn chế khi cấp phép''.

Thống nhất quan điểm trên, GS Đặng Hữu nhận xét: ''Rõ ràng, Đề án 112 chỉ là một phần trong kế hoạch triển khai Chính phủ điện tử. Do đó, trong việc triển khai Chính phủ điện tử, cần nhất phải có sự đồng bộ, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương. Kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử các nước cho hay, có ba cách: Thứ nhất, triển khai từ địa phương đến trung ương, phát triển dần dần. Thứ hai, làm từ Trung ương trước, từ cơ sở chung này, tiếp tục triển khai xuống địa phương. Và cách cuối cùng là triển khai Chính phủ điện tử đồng bộ cả Trung ương lẫn địa phương''.

Thực tế: ''Cầu phát sinh cung''

Trước tình hình đó, trên thực tế, đã có một số chính quyền địa phương, đặc biệt, một số Bộ, ngành của Chính phủ thấy rằng nếu không hoà nhập kinh tế quốc tế, không sử dụng hệ thống ứng dụng CNTT có hiệu quả thì sẽ không tiến kịp trình độ thế giới, nên đã tự động triển khai từng bước Chính phủ điện tử. Chính vì thế, hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế má có cả sức ép của bên ngoài.

Ví dụ điển hình về việc ứng dụng này, thứ trưởng Mai Liêm Trực dẫn chứng: ''Việc xử lý các số liệu để xác định loại hàng hoá, các tiêu chuẩn về các hàng rào kỹ thuật nếu các nước thế giới yêu cầu mà không làm thì không nhập cuộc. Một số dịch vụ: Khai báo thuế, đăng ký kinh doanh qua mạng - thuộc lĩnh vực ngân hàng và hải quan, thuế, hàng không - đang phát triển nhanh, nhưng cũng đang trong quá trình thí điểm, hoàn toàn chưa có định hướng thống nhất. Trong lúc đó, hệ thống cải cách hành chính nhà nước của chúng ta vẫn còn nhiều lúng túng, kể cả các quy trình nghiệp vụ''.

Do đó, theo ông, ''một trong những trọng tâm 2005 là Chính phủ có quyết tâm dùng ứng dụng công nghệ hay hệ thống quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chúng ta sẽ làm mạnh để bộ máy điều hành của chính quyền Trung ương và địa phương mạnh hơn, rõ ràng hơn, minh bạch hơn. Thậm chí, Chính phủ sẽ trong sạch hơn và gần dân hơn. Tôi cho rằng, kể cả các quy định cấp phép Chính phủ rất công khai trên mạng sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực''.

Quá trình xây dựng này cần có sự tham gia trực tiếp, cam kết đầy đủ và mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao nhất. Đồng thời, việc xây dựng Chính phủ điện tử dựa trên cơ sở lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Có nghĩa là phải gắn bó chặt chẽ với công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử nhằm nâng cao năng lực khai thác thông tin và dịch vụ công của người dân và doanh nghiệp.

Theo Bộ BCVT - đơn vị chủ lực tiến hành kế hoạch lộ trình thực hiện Chính phủ điện tử ở Việt Nam, với 100% cơ quan Chính phủ có website riêng, người dân và các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính nhanh chóng, dễ dàng. Hiện nay, khoảng 50% doanh nghiệp tại Hà Nội và TP.HCM thực hiện báo cáo, thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh, nhận chứng chỉ qua mạng. Trên 25% dân ở đô thị cấp I sử dụng chứng minh thư điện tử. Trên 40% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và được cấp phép hải quan qua mạng...

Soạn: AM 220243 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thứ trưởng Mai Liêm Trực: ''Bức xúc hiện nay là sự nhận thức rõ vai trò của Chính phủ điện tử''.

Quản lý hành chính minh bạch, trong sạch hơn

Cũng theo ý kiến của TS Mai Liêm Trực, ''bức xúc hiện nay là sự nhận thức rõ vai trò của Chính phủ điện tử của chính quyền trung ương, địa phương. Đó là công cụ, phương tiện, là hệ thống giúp lãnh đạo điều hành, quản lý trong hành chính nhà nước. Nó rõ ràng, minh bạch và trong sạch hơn và tôi cho rằng người dân sẽ có niềm tin hơn".

"Vấn đề cốt lõi hiện nay là cần chỉ đạo nhất quán, rõ ràng. Nếu không có huớng dẫn, không quyết tâm từ Trung ương đến các chính quyền địa phương thì chỉ một số nơi như Hà Nội, TP.HCM hay các ngành ngân hàng, hàng không, ngành thuế… mới triển khai. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng cần xác định lộ trình, kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử. Chẳng hạn,  ở Hà Nội, TP.CM xác định lộ trình phát triển khác so với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Sơn La, Lai Châu, Kon Tum,... Phải xác định những nơi có ưu tiên theo nhiều yếu tố như an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội...'' - ông nói. 

  • Đinh Hằng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,