221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
554694
Cấp phép Chứng thực điện tử: Áp dụng cơ chế mở!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Cấp phép Chứng thực điện tử: Áp dụng cơ chế mở!
,

(VietNamNet) - Đó là ý kiến đóng góp của các chuyên gia cho bản Dự thảo Nghị định về Chữ ký số và Chứng thực điện tử (CA) đang được Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) chủ trì soạn thảo với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan.

Soạn: AM 219571 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thứ trưởng Bộ BCVT Lê Nam Thắng: Rất cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử.

Nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ban hành, Bộ BCVT đã tổ chức hội thảo quốc gia, do Thứ trưởng Lê Nam Thắng chủ trì, để lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Nghị định về Chữ ký số và Chứng thực điện tử. Tại hội thảo, đại diện Bộ BCVT đã đưa ra các vấn đề cần xin ý kiến của đông đảo đại biểu: giá trị của chữ ký số (CKS), bản tin ký số; một số vấn đề trong cấp phép; dịch vụ của CA nước ngoài và quản lý khóa. Đây cũng chính là tâm điểm mà các đại biểu tham dự quan tâm, đưa ra nhiều đóng góp cho bản Dự thảo Nghị định đã ở lần soạn thảo thứ 18 này.

Thực hiện theo cơ chế mở!

Soạn: AM 219579 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Trần Thanh Hải - phó vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại): Quản lý và cấp phép CA nên thực hiện theo cơ chế mở.

Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử (TMĐT), ông Trần Thanh Hải - phó vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) khẳng định: Nghị định về CKS và CA khi được áp dụng sẽ là một văn bản pháp lý có liên quan chặt chẽ đến hoạt động TMĐT và hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động này. Một trong hai vấn đề chính của Nghị định là công nhận giá trị của CKS, và quy định về Nghị định chứng thực điện tử. Việc công nhận giá trị pháp lý của CKS là vấn đề tất yếu để tiến hành các giao dịch điện tử nói chung và trong lĩnh vực TMĐT nói riêng. Ở vấn đề cung cấp dịch vụ CA, cần xét đến hoạt động của doanh nghiệp, của cá nhân và từ một góc độ nào đó nên quan niệm đây vừa là hoạt động thương mại thuần tuý tồn tại song song với khía cạnh kỹ thuật.

Vấn đề được nhiều đại biểu tham gia hội thảo quan tâm là các tiêu chuẩn đăng ký, cấp phép cho CA sẽ được thực hiện như thế nào. Cũng theo ông Hải, CA công cộng phải được đăng ký và cấp phép bằng một hình thức mở chứ không nên "quá đóng". Việc cho các CA được phép cung cấp chứng chỉ số và thuê bao sử dụng chứng chỉ số thuần tuý là cho phép người dùng sử dụng một dịch vụ đảm bảo cho những hoạt động giao dịch của họ có tính hợp pháp và tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, không có vấn đề gì phải hạn chế chặt chẽ.

Bên cạnh đó, cũng cần đưa ra những điều kiện để CA ở mức nào thì được phép hoạt động. Ví dụ: Ở Singapore, trong trường hợp quy định về điều kiện tài chính để được cấp phép là một tỷ đô-la Singapore. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể quy định về những điều kiện khác, như đường truyền, số lập trình viên, số kỹ sư công nghệ... và có những tiêu chí đưa ra đòi hỏi CA phải thoả mãn. Tương tự như việc hành nghề y dược tư nhân, muốn được phép mở một phòng khám hay nhà thuốc thì trước hết phải có bằng dược sĩ cao cấp, tốt nghiệp một trường y. Ở đây, những điều kiện như vậy phải được công khai ra, ai đáp ứng được các tiêu chí thì được phép cung cấp dịch vụ.

CA dùng riêng cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Ông Hải cho rằng: Sau này, với sự phát triển của Internet cùng các lĩnh vực liên quan đến giao dịch điện tử, CA dùng riêng sẽ phát triển rất nhiều. Hầu như tất cả những cơ quan nào sử dụng nhiều đến mạng đều có nhu cầu thiết lập CA dùng riêng. Và để cho tiện quản lý, chỉ cần yêu cầu các CA dùng riêng thông báo cho Bộ BCVT khi họ đứng ra cung cấp dịch vụ mà không phải chờ đồng ý hay chấp thuận gì cả. Việc thông báo ở đây có ý nghĩa để Bộ BCVT nắm được số lượng những người dùng, khi có vấn đề xảy ra có thể biết được có một đơn vị đang sử dụng CA hoặc sử dụng công nghệ nào của đơn vị nào cung cấp.

Giá cấp phép CA: Có nên thả nổi?

Về việc định giá cho các CA, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng: Không cần thiết phải quản lý giá cả cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CA. Ông Hải cho hay: Với định hướng của nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, việc định giá là của thị trường. CA hiện nay là một dịch vụ được phát triển từ đầu, các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh một cách bình đẳng vì cùng có một điểm xuất phát. Các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp CA có một mặt bằng tương đối đồng đều, vì vậy không cần phải quy định về giá mà nên để các doanh nghiệp tự cạnh tranh.

Soạn: AM 219583 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Vũ Hoàng Liên - giám đốc Công ty VDC: Nên thả nổi giá cả cấp phép CA.

Đồng quan điểm với ông Hải, ông Vũ Hoàng Liên - giám đốc Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) cho rằng Nhà nước không nên quản lý mà nên thả nổi giá cả cấp phép CA. Nhà nước không quản lý giá nhưng được quyền can thiệp nếu thấy bất hợp lý, có hiện tượng phát triển không lành mạnh, không hiệu quả. Bên cạnh đó, nên tạo một môi trường để thúc đẩy sự phát triển nhiều hơn là quan điểm phải quản lý thật chặt. Việc tạo ra môi trường pháp lý để giao thương trong nước và nước ngoài là rất quan trọng. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, chữ ký điện tử sẽ đi trước trong việc giao thương nước ngoài. Đây chính là động lực và kích cầu, và cũng là định hướng để các hoạt động TMĐT phát triển. Đây cũng là giải quyết các tranh chấp sau này. Cần phải đảm bảo và hỗ trợ lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Việt Nam. Và điều này cũng gây uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cũng theo ông Vũ Hoàng Liên, không cần bảo hộ lợi nhuận của những nhà cung cấp dịch vụ CA mà chỉ cần lo chỉ cần lo cho môi trường vận động kinh tế, xã hội phát triển. Chỉ có hai loại CA công cộng và dùng riêng. Đối với đối tượng dùng riêng, không nên quá quan tâm đến điều khoản cấp phép mà quan tâm đến vấn đề hỗ trợ và các điều khoản tạo điều kiện giúp đỡ. Không phải chỉ công cộng hay cung cấp dịch vụ thì mới được cấp phép. Có những CA dùng riêng nhưng có thu lời dưới mọi hình thức. Nên lưu ý trường hợp CA dùng riêng nhưng ẩn ý kinh doanh trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp.

Theo ông Liên, chúng ta không nên tự đóng cửa và tự trói mình bởi thực chất hiện nay, nhu cầu giao thương bằng chữ ký điện tử thực chất với người nước ngoài là chính. Về công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể làm, song vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ uy tín chưa? Còn nếu giao dịch giữa các doanh nghiệp cung cấp CA trong nước với nhau thì nên đặt ra vấn đề phải dùng CA của Nhà nước Việt Nam...

Ghi nhận những đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo, Thứ trưởng Lê Nam Thắng - phó trưởng Ban soạn thảo cho biết: Một cuộc họp sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12 này để tổng hợp các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa lần cuối dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ ban hành.

Một số điểm mốc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định

Ngày 7/10/2004: Chính phủ có công văn 38/CP-CN về việc triển khai dịch vụ chứng thực điện tử tại Việt Nam và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương khoá IX tại QĐ 51/2004/QĐ-TTg ngày 31/03/2004 giao Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.

Bộ BCVT đã khẩn trương triển khai các hoạt động xây dựng dự thảo, phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ và Văn phòng Chính phủ soạn thảo và đã tổ chức giới thiệu của các chuyên gia nước ngoài về công nghệ, ứng dụng và hạ tầng pháp lý cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.

Với tám chương, 57 điều, Nghị định của Chính phủ về CKS và dịch vụ CTĐT sẽ quy định các vấn đề về giá trị của CKS và bản tin điện tử được ký số, việc cung cấp, sử dụng và quản lý dịch vụ CTĐT, vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và bồi thường khi sự cố xảy ra, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm... Dự kiến, cuối tháng 12/2004, bản dự thảo Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử sẽ được Ban soạn thảo hoàn tất trình Chính phủ.

Yến Nguyên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,