221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
553648
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp CNTT-VT
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Pháp lệnh BCVT:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp CNTT-VT
,

(VietNamNet) - Ngày 11/6/2002, Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông (BCVT) đã được Nhà nước chính thức ban hành. Đây là khung pháp lý cao nhất từ trước tới nay được xây dựng cho lĩnh vực BCVT. Phỏng vấn thứ trưởng Bộ BCVT Trần Ngọc Bình.

Soạn: AM 216911 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thứ trưởng Trần Ngọc Bình: ''Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông là yếu tố quyết định để phát triển các dịch vụ BCVT.''

Trong thời kỳ mới, với xu hướng toàn cầu hoá và sự hội tụ về công nghệ, dịch vụ viễn thông - điện tử - tin học - truyền thông, việc ra đời, triển khai thực hiện Pháp lệnh BCVT đã tạo nên khung pháp lý phù hợp, đáp ứng nhu cầu thời đại. Hôm nay 10/12, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị phổ biến các Nghị định của Chính phủ về BCVT, hội nhập kinh tế quốc tế trong BCVT và công nghệ thông tin (CNTT) theo Pháp lệnh này (hôm 7/12 đã diễn ra hội nghị với cùng nội dung tại Hà Nội). 

Phỏng vấn của VietNamNet với Thứ trưởng Trần Ngọc Bình.

- Thưa bà, Pháp lệnh ra đời chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề gì?

- Thứ trưởng Trần Ngọc Bình: Pháp lệnh BCVT đã giải quyết một số vấn đề lớn như: Phát huy nội lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc dân, cho phép các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ BCVT, bên cạnh việc Nhà nước tiếp tục nắm giữ một số khâu thiết yếu. Trong lĩnh vực viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, riêng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước có cổ phần chi phối hoặc đặc biệt.

Thứ hai, Pháp lệnh góp phần phổ cập nhanh chóng các dịch vụ BCVT, và thực hiện nghĩa vụ công ích. Trước đây, việc không hạch toán riêng biệt chi phí thực hiện nhiệm vụ công ích và cung cấp dịch vụ phổ cập với các chi phí trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến tình trạng không đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp lệnh đã đưa ra các quy định nhằm khắc phục vấn đề này, đã quy định rõ trách nhiệm và cơ chế thực hiện nghĩa vụ công ích. Đối với viễn thông, Pháp lệnh quy định cơ chế thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua cước kết nối và Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Thứ ba, tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã được quy định rõ tại các điều 23, 26, 31, 42, 55 và 56. Đồng thời, quy định cụ thể nội dung công tác quản lý chất lượng vừa phục vụ công tác quản lý nhà nước, vừa góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, công bằng trong lĩnh vực BCVT.

Đồng thời, tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển... trên cơ sở định hướng của Nhà nước. Nhà nước chỉ tập trung quản lý và can thiệp, tác động đối với một số dịch vụ BCVT quan trọng, có ảnh hưởng kinh tế xã hội, dịch vụ công ích, dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Thưa bà, dựa trên hành lang pháp lý là Pháp lệnh BCVT và các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực này, đâu là những động lực chính để phát triển ngành CNTT-VT của Việt Nam?

- Yếu tố quan trọng nhất là phát triển cơ sở hạ tầng CNTT- viễn thông. Hiện nay, cơ sở này của nước ta tuy chưa thực sự lớn nhưng đã tương đương với khu vực về công nghệ và dịch vụ. Thứ hai, là phát triển nguồn nhân lực CNTT. Theo đó, trên cơ sở  kết hợp nguồn lực này với yếu tố hạ tầng, sẽ tiếp tục phát triển các ứng dụng CNTT trong các ngành, nghề kinh tế, góp phần thúc đẩy nền CNTT Việt Nam.

- Về hạ tầng viễn thông, Việt Nam đang tiến hành những động thái gì để từng bước hạ giá cước?

- Thời gian gần đây, dư luận cho rằng cước viễn thông của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Hiện tại, chúng tôi xác định tích cực nâng cao năng suất lao động, để hạ giá thành sản phẩm, từ đó làm cơ sở giảm cước.

Tuy nhiên, trên thực tế, với nhiều nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, do hạ tầng CNTT của họ đã phát triển lớn mạnh, nhu cầu đầu tư vào hạ tầng này không nhiều như Việt Nam. Do đó, nếu chúng ta tính toán không cân đối, hài hòa giữa quyền lợi của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người sử dụng thì sẽ không có tích luỹ về đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại.

Như vậy, cần thiết phải đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ lực phát triển, và các doanh nghiệp mới cũng tham gia được thị trường, từ đó sẽ hình thành nền viễn thông - CNTT Việt Nam. Tiếp theo, khi đã hình thành nên, đây sẽ là cơ sở quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tiến tới giảm cước.

Chúng ta nên tính toán cho tương lai lâu dài hơn là chỉ nhìn vào trước mắt, gây khó khăn cho việc đầu tư.

- Cũng theo khung pháp lý này, việc hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế sẽ diễn ra như thế nào?

- Chính phủ và Bộ BCVT luôn tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế, theo đúng các quy định của Pháp lệnh BCVT. Hiện tại, vì chúng ta đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi tổ chức nên nếu tập trung phát triển trên ''sân nhà'', chúng ta có thể thành công được. Để vươn ra thị trường thế giới, chúng ta cũng cần thời gian tích luỹ thêm.

Hiện nay, vấn đề toàn cầu hóa, xoá khoảng cách số đang là nội dung quan trọng. Để thành công, Việt Nam sẽ phát triển một cách có lựa chọn, vấn đề quan trọng là cần nắm bắt cơ hội. Để khắc phục khoảng cách số, chúng ta sẽ tiến hành không chỉ xóa khoảng cách với các nước phát triển mà thậm chí khắc phục cả khoảng cách giữa các vùng miền trên đất nước.

Xin cám ơn bà!

Trước khi Pháp lệnh BCVT ra đời, hiệu lực pháp lý của Nghị định 109 chưa đủ tầm để điều chỉnh các hoạt động BCVT, Intemet trong môi trường phát triển nhanh, năng động và phức tạp. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định đã bao gồm các hoạt động về quản lý, cung cấp và sử dụng BCVT, song chủ yếu mới chỉ tập trung vào yếu tố phát triển mà chưa thể hiện rõ xu hướng mở cửa, hội nhập với các cơ chế, tạo cạnh tranh trong nước cũng như chuẩn bị cạnh tranh quốc tế.

Trong mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, Nghị định 109 chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và doanh nghiệp mà chưa thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ; chưa quy định về quyền lợi, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, chưa có các quy định cụ thể về nghĩa vụ phục vụ công ích, cơ chế hạch toán độc lập, cơ chế kiểm soát giá thành, cơ chế sử dụng tối ưu và hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng lưới, tài nguyên thông tin, cơ chế quản lý thị trường...

Nghị định 109 cũng bộc lộ một bất cập không nhỏ nữa là chưa có các quy định phân loại dịch vụ phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, từ đó chưa xác định được các loại doanh nghiệp theo loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp để có sự quản lý phù hợp.

Hoàng Hùng

Tin liên quan:

Phổ biến các Nghị định BCVT-CNTT

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,