221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
511418
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu để cứu công nghiệp điện tử
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu để cứu công nghiệp điện tử
,

(VietNamNet) - Ngành công nghiệp điện tử đề xuất được giảm thuế nhập khẩu sản phẩm linh kiện phụ tùng điện tử và cơ khí điện tử xuống 0% để chuẩn bị cạnh tranh với sản phẩm nhập từ các nước ASEAN,...

 

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử - tin học. (Ảnh: Cao Phong).

Ngày 6/9 vừa qua, Tổng công ty Điện tử-Tin học Việt Nam đã trình lên Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính-Viễn thông và Bộ Tài chính để xin điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu đối với hàng điện tử. Theo đề xuất này, trước hết, dù Việt Nam chưa có ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng đủ mạnh và tương lai cũng chưa có điều kiện để đầu tư vào ngành này nên không cần phải giữ mức thuế nhập khẩu cao để bảo hộ ngành sản xuất linh kiện phụ tùng và cơ khí điện tử.

 

Hơn nữa, để tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm điện tử được lắp ráp tại Việt Nam, cần thiết phải giảm thuế nhập khẩu sản phẩm linh kiện phụ tùng điện tử và cơ khí điện tử xuống 0%, kể cả xuất xứ từ các nước ASEAN và ngoài ASEAN. 

 

Theo nhận định của Tổng công ty Điện tử-Tin học, trong tám tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận đều giảm so với cùng kỳ và có khả năng tiếp tục giảm vào những tháng cuối năm. Đặc biệt, trong thời gian 2005-2006 sắp tới, khi Việt Nam hội nhập vào thị trường các nước khu vực CEPT/AFTA và WTO, tình hình sản xuất các thiết bị, linh kiện điện tử sẽ ngày càng khó khăn hơn. Bởi vì, theo lộ trình của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (CEPT/AFTA), từ ngày 1/1/2006, các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0-5%.

 

Trên thực tế, các linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện nhập khẩu từ ASEAN chỉ chiếm khoảng 20%-30%, còn lại là nhập từ bên ngoài ASEAN (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đài Loan... và một số nước châu Âu). Như vậy, để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều loại linh kiện ngoài ASEAN và chịu thuế nhập khẩu cao, bình quân khoảng 15-20% trong khi sản phẩm nguyên chiếc từ ASEAN chỉ có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 5%.

 

Bên cạnh đó, điều kiện chi phí sản xuất trong nước còn cao do giá thành nhiều loại vật tư, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ đầu vào tăng, khiến cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam dù cắt giảm chi phí đến đâu cũng không thể hạ giá ngang bằng các sản phẩm ngoại nhập cùng loại. Hậu quả là việc sản xuất bị ngưng trệ, chấm dứt các hoạt động liên doanh để chuyển thành các nhà phân phối thuần tuý các sản phẩm của nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Hiện, lượng lao động thất nghiệp trong lĩnh vực này có nguy cơ sẽ lên tới 10.000 người.

 

Xu thế: Sản xuất "3 trong 1"

 

Đến nay, chưa có dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng điện tử thành công thực sự. Cũng theo số liệu do Tổng công ty Điện tử-Tin học cho hay: Năm 1988, Tổng Cục Điện tử và Kỹ thuật Tin học đã giải thể để nhập vào... Bộ Cơ khí và Luyện kim, chỉ sau ba năm thành lập. Một số liên doanh, và doanh nghiệp vốn nước ngoài hiện nay cũng chỉ gia công, lắp ráp, hàm lượng nội địa hóa rất thấp (ngang với nội địa hóa ngành ô-tô).

 

Nguyên nhân tình trạng trên là do việc sản xuất linh kiện rõ ràng đòi hỏi đầu tư vốn lớn và quy mô sản xuất lớn. Đồng thời, phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo, đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ cho lĩnh vực này; và có thị trường rộng, xuất khẩu được các sản phẩm điện tử này.

 

Do đó, xu thế tất yếu của việc sản xuất linh kiện điện tử sự hội nhập các sản phẩm khác nhau vào cùng một hệ thống (dưới dạng 3 trong 1, hoặc 5 trong 1) trên cơ sở kỹ thuật số. Nhờ đó, sự kết nối giữa các sản phẩm điện gia dụng, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trở nên phổ biến và trở thành một hệ thống gia dụng thống nhất.

 

Định hướng phát triển khả thi của ngành điện tử nước ta là đầu tư sản xuất có lựa chọn một số loại linh kiện thiết yếu, phát triển mạnh lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và phần mềm ứng dụng, đa dạng hóa mặt hàng và dịch vụ, tăng hàm lượng Việt Nam và phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững thị trường trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hướng tới xuất khẩu.

 

Hoàng Hùng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,