221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
509496
"Việt hóa" máy Palm
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Điểm tin CNTT-Viễn thông 9/9/2004
'Việt hóa' máy Palm
,

Một trong những tin đáng chú ý trên các báo hôm nay (9/9): Nhóm VietPalm chính thức cung cấp miễn phí bộ gõ VieTType cho người sử dụng máy tính bỏ túi Palm hệ điều hành Palm OS, từ 4.0 trở xuống và từ 5.0 trở lên.

n Cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

Theo Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT), qua khảo sát 217 doanh nghiệp lớn của Nhà nước, bao gồm 11 doanh nghiệp là các tổng công ty 90, 91, 92, công ty độc lập... thì chỉ 75% các doanh nghiệp trên ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh của mình. Có đến 55% chưa có cán bộ lãnh đạo chuyên trách về CNTT, 41% chưa thành lập bộ phận chuyên trách về CNTT. Các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức quản lý đơn giản, chưa thực sự khai thác hết hiệu quả của việc ứng dụng CNTT.

Nguyên nhân: Do hạn chế về mặt nhận thức, nhiều doanh nghiệp không hiểu lắm về ứng dụng CNTT và không có nhân sự chuyên trách về CNTT nên chưa đầu tư đúng mức, chưa có chiến lược dài hơi mà chủ yếu hoạt động theo phong trào. Thời gian qua, chính sách phát triển CNTT đã được đổi mới, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị nhằm thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng CNTT nhưng chính sách chưa được nhất quán.

Từ thực tế trên, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo ra môi trường pháp lý để đẩy nhanh quá trình ứng dụng CNTT từ các doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ứng dụng CNTT cũng cần được đổi mới sao cho phải có được những giải pháp tốt và chuyên nghiệp phục vụ doanh nghiệp. (Theo Hà Nội Mới)

n VP Telecom sẽ cung cấp dịch vụ ĐTDĐ vào cuối năm 2004

 

Phí hòa mạng là 50.000đ/máy, cước thuê bao tháng 40.000đ/tháng; cước liên lạc là 350đ/block 30 giây và 500đ/block 30 giây cho các cuộc gọi liên tỉnh trong nội mạng. Mức cước này của Công ty VP Telecom đã được Bộ Bưu chính-Viễn thông phê duyệt.

 

Mạng CDMA (công nghệ cao có băng tần 450MHz) của Công ty đã được triển khai tại năm tỉnh, thành: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đồng Nai và đang tiếp tục triển khai thêm một số tỉnh lớn.

 

Hiện nay, mạng đang được Công ty thử nghiệm và có thể cung cấp dịch vụ thoại, truy nhập Internet bằng máy tính xách tay qua modem và điện thoại di động với tốc độ 163Kb/giây. Dự kiến cuối năm 2004, VP Telecom sẽ chính thức cung cấp dịch vụ mạng CDMA với hai loại dịch vụ là ĐTDĐ và điện thoại cố định, trong tương lai mạng sẽ được mở rộng trong toàn quốc. (Theo Hà Nội Mới)

n "Việt hóa" máy Palm

Nhóm VietPalm chính thức cung cấp miễn phí bộ gõ VieTType cho người sử dụng máy tính bỏ túi Palm hệ điều hành Palm OS, từ 4.0 trở xuống và từ 5.0 trở lên. Từ những phiên bản đầu tiên của sản phẩm "đặc biệt" này, nhóm hai tác giả trẻ đã giành giải ba Trí tuệ Việt Nam 2003.

Giải pháp của nhóm (Nguyễn Khắc Trọng và Vũ Trung Kiên) đã khắc phục những hạn chế của các phương pháp nhập liệu tiếng Việt hiện có.

Cho đến nay, các phương pháp nhập liệu tiếng Việt do các đơn vị và cá nhân phát triển chủ yếu vẫn dựa trên những phương pháp truyền thống của máy tính cá nhân như Telex, VNI... tỏ ra khá hạn chế đối với các thiết bị sử dụng màn hình cảm ứng. Giải pháp của VietPalm sử dụng bàn phím ảo trên màn hình, khi người sử dụng chấm bút vào một chữ cái và kéo ra những hướng khác nhau sẽ cho ra những dấu khác nhau. Cụ thể là từ một nguyên âm bất kỳ, nếu kéo chéo (/) nguyên âm sẽ có dấu sắc, kéo (\) nguyên âm sẽ có dấu huyền, kéo ngang sang phải (-) sẽ là ngã, sang trái sẽ là hỏi, xuống dưới là nặng và đối với tất cả các chữ cái thì kéo lên trên đều sẽ được chữ viết hoa của ký tự đó. Chẳng hạn khi chấm bút vào chữ "a" và kéo lên phía trên bên phải, ta sẽ được chữ "á". Thao tác này rất nhanh gọn, giúp nhập cả chữ và dấu chỉ bằng một nét, đồng thời gần gũi với cách viết tay của người Việt, do đó rất dễ làm quen và nắm bắt.

"Số người dùng máy Palm ở Việt Nam còn ít nên phần lớn các sản phẩm của VietPalm được cung cấp miễn phí trên mạng. Chỉ có chưa đầy 40% sản phẩm được bán lấy kinh phí tiếp tục phát triển sản phẩm thôi" - Khắc Trọng tâm sự. (Theo Thanh Niên)

n Góp ý xây dựng Luật Giao dịch điện tử

Cần có dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Đó là chủ đề buổi hội thảo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội khóa XI phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 8/9.

Các ý kiến tham gia hội thảo đều tập trung vào những vấn đề như giá trị pháp lý của văn bản điện tử và chữ ký điện tử, dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, phạm vi áp dụng Luật Giao dịch điện tử… Không ít ý kiến băn khoăn về giá trị pháp lý của văn bản điện tử liệu có tương đương văn bản giấy?

Luật Thương mại Việt Nam đã có quy định hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Tuy nhiên, ở các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại khác thì văn bản điện tử chưa được thừa nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Các dự thảo Pháp lệnh Thương mại cho rằng chữ ký điện tử có giá trị như chữ ký bằng tay, nhưng lại không xác định rõ các điều kiện để giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được thừa nhận.

Cũng cần có dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, trong đó người chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực của chữ ký điện tử và mối liên hệ giữa chữ ký với nội dung văn bản.

Dự án Luật Giao dịch điện tử hiện vẫn đang trong quá trình thu thập ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2005. (Theo Tuổi Trẻ)         

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,