221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
469180
Thị trường Internet phone: Tự do buôn lậu!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Thị trường Internet phone: Tự do buôn lậu!
,

Chưa có một loại hàng hóa, dịch vụ nào dễ dàng và tự do buôn lậu như dịch vụ Internet Phone (điện thoại Internet). Và cũng không có một loại hàng hóa, dịch vụ nào mà hàng lậu chiếm đến 60-70% thị phần như Internet Phone. Các đầu nậu kinh doanh Internet Phone lậu đang nhởn nhơ và thách thức cơ quan quản lý nhà nước! 

Hàng lậu tràn ngập!

Cũng vẫn là phố máy tính Tôn Thất Tùng, Bùi Thị Xuân ở TP.HCM - là trung tâm bán sỉ và lẻ các loại �thẻ cào� dịch vụ Internet Phone. Khi dịch vụ Internet Phone chưa được Bộ Bưu chính - Viễn thông cấp phép hoạt động tại VN thì thị trường thẻ Internet Phone lậu ở những nơi �nóng bỏng� này đã hình thành cách đây khoảng một năm.

Giờ đây, thị trường Internet Phone lậu nhộn nhịp hơn trước rất nhiều. Người có nhu cầu có thể mua bất cứ loại �thẻ cào� Internet Phone (tất nhiên là hàng lậu) tại nhiều dịch vụ Internet công cộng, cửa hàng bán máy tính... Nhưng không chỉ có thế, các loại thẻ lậu còn được quảng cáo công khai tại một số nơi có đông người lui tới. Ở TP Cần Thơ, loại thẻ mang nhãn hiệu evoiz được bán tại một số nhà sách với giá rẻ bất ngờ, chưa đến 500 đồng/phút gọi điện thoại quốc tế đến một số nước như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc...

Theo giới chuyên môn, việc buôn lậu các loại thẻ Internet Phone khá đơn giản. Các đầu nậu chỉ cần lên mạng đặt hàng và thanh toán bằng thẻ tín dụng, ngay sau đó nhà cung cấp dịch vụ từ nước ngoài sẽ gửi danh sách mật khẩu của từng thẻ cho các đầu nậu. Có danh sách này, các đầu nậu chỉ việc in lên các phôi thẻ cào có sẵn rồi đem bán ra thị trường với lợi nhuận rất hấp dẫn, vì không phải chịu bất kỳ một khoản thuế nào trong khi các chi phí kinh doanh hầu như không đáng kể.

Doanh nghiệp liêu xiêu vì thẻ lậu!

Hiện trên thị trường VN đang có ít nhất 18 loại thẻ Internet Phone lậu được buôn bán công khai. Nhưng có lẽ phổ biến nhất là loại thẻ của evoiz, net2phone, mediaring, pc2phone...

Trước đây việc buôn lậu các loại thẻ Internet Phone khá đơn sơ, in mật khẩu và số thẻ trên tờ giấy nhỏ rồi bán cho người có nhu cầu.

Nhưng giờ đây có những loại thẻ lậu cao cấp hơn, được in giống như các loại thẻ cào Internet Phone của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước có đăng ký kinh doanh.

Ông Trần Bá Thái - Giám đốc Công ty Netnam, nhà cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu Netnam Phone - nói thẻ lậu là hình thức kinh doanh không thuế, không xây dựng hạ tầng. Trong khi đó các nhà kinh doanh trong nước vừa phải chịu thuế, vừa phải tuân theo qui định của Bộ Bưu chính - Viễn thông là phải có hạ tầng mạng tại VN. Theo ông Thái, nếu �chạy đua� (giảm cước chẳng hạn) để �chiến đấu� với thẻ lậu, về lâu dài chắc chắn phần thắng không thuộc về các doanh nghiệp trong nước!

Ngay cả nhà cung cấp dịch vụ có rất nhiều thuận lợi trong kinh doanh Internet Phone như VDC cũng không ăn thua. Từ ngày ra đời đến nay đã gần một năm nhưng tổng giá trị các loại thẻ Internet Phone của VDC bán ra thị trường 21 tỉnh, thành phía Nam chưa đến 5 tỉ đồng. Tương tự, Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) - nhà cung cấp dịch vụ Internet Phone SnetFone - có nhiều lợi thế về hạ tầng và chất lượng dịch vụ nhưng cũng than trời vì nạn thẻ lậu.

Ông Tôn Minh Thông - Phó Tổng giám đốc SPT - nói hồi mới khai trương dịch vụ háo hức lắm, quảng cáo rầm rộ nhưng bây giờ nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet Phone �im lặng như tờ� vì không có chi phí để quảng cáo, lôi kéo khách hàng. Ông Thông cho biết đối với dịch vụ Internet Phone, mỗi phút gọi quốc tế của khách hàng, SPT phải thanh toán cho các đối tác nước ngoài 420-500 đồng chi phí kết nối cuộc gọi; trong khi hiện nay giá bán dịch vụ SnetFone chỉ khoảng 700 đồng/phút. Đó là chưa kể đến khấu hao thiết bị, hoa hồng cho đại lý...

Chính vì thế, SPT không có kế hoạch mở rộng dịch vụ Internet Phone vì không có lợi nhuận. Còn Netnam cũng không tập trung phát triển mạnh thẻ Internet Phone, chỉ cung cấp với ý nghĩa �cho đầy đủ các loại hình dịch vụ�.

Dịch vụ Internet Phone lậu đang hoành hành dữ dội. Nhà nước đang thất thu to, còn doanh nghiệp trong nước thì chết dở sống dở. Trong khi đó, Bộ Bưu chính - Viễn thông hay cơ quan quản lý thị trường... lại gần như không có động thái tích cực nào đẩy lùi thẻ lậu, bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Ông Tôn Minh Thông nói �nếu không có khả năng làm lớn, mạnh thì ít nhất cũng phải đánh được một hai vụ kinh doanh Internet Phone lậu để làm gương�.

Theo Tuổi Trẻ

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,