221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
468363
Giám đốc HanoiCTT: điểm tương đồng giữa kinh doanh và văn hóa!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Giám đốc HanoiCTT: điểm tương đồng giữa kinh doanh và văn hóa!
,

Một khuôn mặt trẻ hơn với tuổi và lành lành, dáng dấp cán bộ nghiên cứu hơn là một giám đốc kinh doanh. Một bộ sưu tập tranh, sách và nhạc khá công phu và đủ đồ sộ. Am hiểu và say mê văn hoá nghệ thuật cũng như am hiểu công việc kinh doanh của mình� Đó là vài nét sơ lược về chân dung của Hoàng Anh Tuấn, giám đốc công ty CNTT HanoiCTT - một trong 10 gương mặt của giải Sao đỏ năm 2003.

Chàng trai sinh năm 1965 này đã có một quá trình kinh doanh khá sôi động và thành công. Tốt nghiệp ĐạI học thương mại (1989), với năm trăm ngàn đồng đi vay phải trả trong hai tháng Tuấn đã tổ chức gây dựng một cơ sở kinh doanh hoá chất và thiết bị thí nghiệm và đó là bước khởi nghiệp khá thành công. Vận động không ngừng để �mở rộng tầm nhìn�, 7 năm liền Tuấn chuyển qua nhiều lĩnh vực kinh doanh và ở lĩnh vực nào cũng khá nổi. Đến năm 2001 Tuấn quay về với lĩnh vực công nghệ thông tin và thành lập Công ty CNTT HanoiCTT. Chỉ sau hai năm, HanoiCTT đã trở thành một cơ sở có uy tín trong lĩnh vực: học viện mạng Cisco, chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao WDP, đào tạo lập trình viên quôc tế, Trung tâm khảo thí quốc tế Prometric, công nghệ viễn thông�

Tuy nhiên con người kinh doanh sắc sảo, chớp thời cơ nhanh và thích công nghệ cao này lại rất lãng tử, nghệ sĩ. Anh rất yêu và am hiểu khá tường tận về hội họa cũng như các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật như văn học, lịch sử, thiên văn. Không chỉ vậy anh còn là một nhà sưu tập khá lớn các tác phẩm văn hoá nghệ thuật.

  • Được biết anh đang sở hữu một bộ sưu tập khá đồ sộ tranh, sách và nhạc, vậy do đâu và thời gian đâu để anh sưu tập như vậy bởi điều này không chỉ những đòi hỏi có tiền mà còn ngốn khá nhiều thời gian trong khi, công việc của một doanh nhân, nhất là một doanh nhân thành đạt hẳn rất bận rộn?

Cho một niềm đam mê thì bao nhiêu thời gian cũng có đủ. Nghệ thuật và sự quan tâm đến nó cũng như cuộc sống của tôi và được tôi dành cho một trật tự ưu tiên hàng đầu. Điều này thể hiện ở mức độ đầu tư, bởi với một nhà kinh doanh, vốn luôn rất quan trọng và không bao giờ đủ. Việc dành một khoản tài chính lớn cỡ vài trăm ngàn đô la cho một niềm đam mê đối với nhà KD đó là một sự hy sinh. Với tôi, KD và niềm say mê VHNT như một sự song hành, luôn bổ trợ lẫn nhau. Ngay từ bé tôi rất thích sách. Sau này khi có điều kiện tôi mua sách theo các vấn đề mà mình quan tâm. Các bộ sách có được là do tôi luôn muốn đi đến cùng các sự việc. Ví dụ, thích hội họa thì tất cả những sách liên quan đến hội họa tôi đều mua, từ các trào lưu, lịch sử, cuộc đời các danh họa, phê bình, lý luận rồi cả đến sách kỹ thuật về nghề vẽ, không phải vì mình muốn làm họa sĩ mà mình muốn hiểu công việc của họ. Cứ vậy, tôi đã có hàng trăm cuốn loại này. Ngoài ra là sách về các vấn đề lịch sử, thiên văn� tất cả đề là từ sở thích cá nhân muốn mở rộng các góc nhìn và tầm hiểu biết. Điều này đã chi phối trở lại các công việc KD bởi tôi hoạt động rất nhiều lĩnh vực. Với tôi, mỗi một cuốn sách hay ví như một cuộc đời và khi anh đọc được cuốn sách hay đó, anh đã sống được thêm một cuộc đời khác vô cùng lý thú. Với tôi, đây còn là giá trị để tu thân.

  • Hiện anh đang sở hữu một bộ sưu tập đến hàng trăm bức tranh trong đó có khoảng 30 bức là của Bùi Xuân Phái, xếp sau đó là hơn chục bức của Đặng Xuân Hòa và anh có thể giải thích vì sao anh đặc biệt thích hai tác giả này?

Trên khía cạnh người KD, thì hẳn là những người nổi tiếng đã được công nhận bao giờ cũng được đảm bảo về giá trị của tác phẩm, còn với người yêu hội hoạ thì đơn giản là �gu� và đó là lý do tôi thích Bùi Xuân Phái. Còn đối với anh Đặng Xuân Hoà, theo cá nhân tôi đó là một tác giả rất tài năng, nhìn về bình diện hội họa của khu vực, rất nhiều tác phẩm của Hòa hơn hẳn về mầu sắc, tư chất, kỹ thuật� Nhưng với tôi quan trọng nhất là sự thành thật của người nghệ sĩ đối với tác phẩm. Tranh mang giá trị độc bản rất cao và đối với người sưu tập thì đời sống bức tranh và tinh thần của người sáng tác là rất quan trọng, họ sẽ thông qua tác phẩm để tìm hiểu cảm xúc, cuộc đời của người sáng tác.

  • Gần đây, văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp đang được đặt ra rất nghiêm túc, anh quan niệm như thế nào về vấn đề này. Theo anh vai trò của VHNT với kinh doanh là gì và có sự tương đồng không giữa hai lĩnh vực này?

Đây thuộc về quan điểm KD. Thực ra văn hoá luôn là cốt lõi của mọi vấn đề và mang yếu tố quyết định sự phát triển. Gần đây người ta đặt ra vấn đề văn hoá KD mạnh mẽ hơn bởi chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh khá đặc biệt khi mà kinh tế kế hoạch đan xen nhau và các DN buộc phảI đối diện với vấn đề: phát triển quy mô DN trong môi trường lòng tin và chữ tín đóng vai trò quan trọng và đôi khi là điều kiện tiên quyết cho sự thành công, khi mà các luật định kinh tế chưa được cụ thể hoá và chi tiết hoá. Người ta nhận thấy rằng yếu tố lượng hoá như doanh thu, lợi nhuận giờ đây chỉ là một mục tiêu và tài sản lớn của một DN chính là văn hoá. Văn hoá của một DN sẽ quyết định việc DN đó tồn tại như thế nào, trong bao lâu và điều này phụ thuộc rất nhiều ở người lãnh đạo DN. Nếu người lãnh đạo coi DN chỉ là tổ chức kiếm tiền thì các thành viên cũng tư tưởng này và chỉ chung một lợi ích là kiếm nhiều tiền, khi mục đích này không đáp ứng được hoặc bị chênh nhau thì sẽ tan rã.

Sự khác nhau giữa VHNT và KD chỉ đơn thuần về mặt nghề nghiệp với kỹ năng và tố chất, nhưng hai lĩnh vực này còn sự tương đồng rất lớn đó là sự sáng tạo. Đối với người KD trong nền kinh tế cạnh tranh thì các quyết định sao cho không đi theo lối mòn là rất cần thiết, sự không lặp lại này sẽ quyết định xem DN có đi hết được chặng đường của mình hay chỉ dừng lại ở một tổ chức sinh ra lợi nhuận để duy trì

  • Mô hình đào tạo các học viên lấy bằng quốc tế như HanoiCTT, Aptech và SaigonCTT� đang được đánh giá cao. Nó đưa ra các kỹ thuật viên có tay nghề đẳng cấp với chi phí hợp lý và tiết kiệm thời gian nhưng vẫn chỉ là sự lựa chọn thứ 2 sau đại học và cao đẳng, theo anh có nên cần xem xét đưa hình thức đào tạo này thành chính quy với bằng cấp tương đương mô hình đào tạo Nhà nước?

Điều này liên quan đến nhận thức xã hội bao gồm nhận thức của cả người tuyển dụng lẫn người được tuyển dụng. Hiện nay một số các cơ quan tin học chuyên nghiệp khi tuyển dụng đã không yêu cầu bằng đại học mà tiêu chí số 1 của họ là có bằng Chuyên viên mạng quốc tế (CCNA) hoặc các bằng cấp tương tự đối với ngành nghề, tuy nhiên số này chưa nhiều. Theo tôi, để nhân rộng mô hình như một hình thức xã hội hoá giáo dục thì cần làm tốt, có hiệu quả tự khắc sẽ có tác động tích cực đến nhận thức của xã hội về bằng cấp và cách thức đào tạo. Nếu đi theo hướng yêu cầu Nhà nước công nhận thì có khác nào trở lại tư duy bao cấp? Tốt nhất là để đi theo quá trình vận động tự nhiên.

  • Theo anh tình hình phát triển CNTT thời gian tới ra sao?

Một ví dụ, Nguyễn Thế Trung trưởng nhóm giải nhất về Công nghệ của Cuộc thi TTVN 2003, hiện đang làm giám đốc công ty viễn thông DTT của tôi. Trung từng đoạt giải Nhì toán quốc tế, học rất giỏi tại  Australia và đã được đề nghị làm giám đốc điều hành một công ty trị giá hàng triệu đô la với mức lương rất cao. Nhưng Trung đã chọn về VN lập nghiệp, nguyên do Trung có một ước mơ lớn về công nghệ và thấy rằng các cơ hội để đạt ước mơ ở VN hơn hẳn. Sự lựa chọn cá nhân này mở ra một góc cảnh quan về tình hình CNTT VN thời gian tới. Một thanh niên trí thức với những ước mơ về công nghệ và hy vọng sẽ được chắp cánh mơ ước đó ở VN ở tầm vóc ngang bằng quốc tế cho thấy thị trường CNTT VN là hết sức khả quan.

  • Với tư cách là một nhà sưu tập, một người thích hội họa anh nhìn nhận thế nào về thị trường mỹ thuật Việt Nam? Và anh có dự định gì ở lĩnh vực này?

Tôi là một người sưu tập nghiệp dư, vì vẫn chỉ là mua những tác phẩm mình thích chứ chưa có sự trao đổi. Theo cá nhân, về giá trị nghệ thuật thì hội họa VN cao hơn hẳn so với khu vực, nhưng nghịch lý là giá trị thương mại lại kém. Ví dụ các họa sĩ Thái Lan, Indonesia hay Phillippines có thể bán được những bức tranh vài trăm ngàn đến cả triệu USD trong khi các tác phẩm của các họa sĩ hàng đầu của chúng ta lại rất hiếm bức đạt đến mức trăm ngàn USD, thường chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn USD/bức. Sự chênh lệch này là do thị trường nghệ thuật của chúng ta chưa có nhà sưu tập mạnh (về tài chính cũng như khả năng thẩm định) và việc vi phạm bản quyền còn quá lớn. Đây là điều đáng tiếc.

Vào tháng 6 tới, tôi kết hợp với các anh Trần Hậu Tuấn, Đặng Xuân Hoà làm triển lãm tranh riêng của Hòa tại TP HCM. Chủ quan, mà nói, đây sẽ là sự kiện mỹ thuật khá lớn, nó sẽ được thiết kế rất chuyên nghiệp và không hề bị giới hạn bởi tài chính cũng như sức lực. Có thể chưa từng có một triển lãm cá nhân nào ở quy mô này ở VN, mục tiêu duy nhất là đưa đến cho người xem những giá trị về nghệ thuật tinh lọc, vớI nhiều góc nhìn khác nhau.

  • Xin cảm ơn anh

Theo Báo Thể thao & Văn hoá

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,