Quá trình bản địa hóa sản phẩm sẽ được chia thành nhiều giai đoạn với các mức độ khác nhau.
Giai đoạn đầu tiên là quá trình tạo cho các sản phẩm sử dụng được với tiếng Việt mặc dù giao diện vẫn là tiếng Anh. Microsoft gọi đây là giai đoạn Enablement. Các sản phẩm phổ biến của Microsoft như Windows, Office, FrontPage, SQL Server hay Exchange Server đều đã qua giai đoạn này. Và như vậy, phiên bản tiếng Anh của các sản phẩm này sẽ có thể làm việc tốt với tiếng Việt. Đây là giai đoạn quan trọng trước khi Microsoft chính thức Việt hóa mặt giao diện của sản phẩm.
Giai đoạn thứ hai là Việt hóa một phần của sản phẩm tại các thành phần cơ bản nhất, ví dụ như: Giao diện người dùng, Setup (chương trình cài đặt), các thông báo lỗi. Một số thành phần ít sử dụng sẽ chưa được Việt hóa. Theo Microsoft, việc thực hiện bản địa hóa ở mức này sẽ được thực hiện theo cách thức tạo ra một phần mềm giao diện mới bằng tiếng Việt và cài trực tiếp lên trên phiên bản tiếng Anh. Bộ giao diện này được gọi là
Giai đoạn kết tiếp, Microsoft tạo ra bộ giao diện đa ngôn ngữ cho phép khách hàng chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau, ví dụ tiếng Anh và tiếng Nhật. Việc bản địa hóa cũng được thực hiện ở mức cao hơn tức là toàn bộ các thành phần sẽ được chuyển toàn bộ sang ngôn ngữ tương ứng bao gồm cả hệ thống Help & Support (hệ thống trợ giúp). Bộ giao diện này có tên là Multilanguage User Interface (MUI). Với mức này, người sử dụng có thể có được các dịch vụ cao hơn như kiểm tra chính tả mức cao, kiểm tra từ đồng nghĩa, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, hoặc là kiểm tra ngữ pháp.
Ở mức cao nhất, Microsoft sẽ tạo ra những phiên bản phần mềm được bản địa hoá hoàn toàn. Việc này được thực hiện với những ngôn ngữ phổ dụng tại những thị trường lớn của công ty như: Nhật Bản, Pháp,�
Hiện tại, Microsoft sẽ áp dụng việc Việt hóa hai sản phẩm Windows XP và Office 2003 (bao gồm Word, Excel, PowerPoint và Outlook) theo cấp độ hai, tức là tạo ra bộ giao diện LIP. ��Nếu được chấp nhận của thị trường, chúng tôi sẽ sẽ tiếp tục thực hiện với các sản phẩm khác nữa��, ông Ngô Phúc Cường, trưởng đại diện Microsoft cho biết.
Theo ông Cường, thực hiện Việt hóa cho 2 sản phẩm này sẽ do đối tác tại Việt Nam của Microsoft tiến hành cùng với sự góp sức của các chuyên gia về công nghệ và ngôn ngữ trong nước. Ông Cường cũng cho biết, dự án này đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều cơ quan chức năng và các hiệp hội trong nước.
Mặc dù chỉ Việt hóa ở cấp độ hai, nhưng đây đã là tin rất vui đối với đông đảo người sử dụng máy tính Việt Nam với 95% đang sử dụng các sản phẩm này của Microsoft. Đặc biệt, khách hàng mua sản phẩm phiên bản tiếng Anh có thể tải miễn phí phiên bản Việt hóa về từ website của Microsoft để cài đặt lên trên máy của mình. Microsoft cũng đang cân nhắc việc tích hợp trực tiếp LIP vào phiên bản tiếng Anh để tạo ra một sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Trong đợt này, cùng với tiếng Việt, 2 sản phẩm Windows XP và Office 2003 của Microsoft còn được bản địa hoá với trên 10 ngôn ngữ khác nữa. Các nhà phát triển ứng dụng (developer) có thể tìm thấy thông tin hỗ trợ về LIP và MUI tại địa chỉ: http://www.microsoft.com/globaldev/.
Huyền Sâm