221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
464665
Phần mềm nguồn mở tại Việt Nam: Lối nào cho phát triển?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Phần mềm nguồn mở tại Việt Nam: Lối nào cho phát triển?
,

Trong những năm gần đây, việc phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM) ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới và cả với Việt Nam. Tuy vậy, phát triển PMNM theo hướng nào để vừa đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của nhà sản xuất, người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo được sự phát triển mã nguồn mở theo tinh thần ''mở'' vốn có của nó?

Mời các bạn theo dõi cuộc trao đổi giữa Tạp chí CNTT trực tuyến I-Today với các chuyên gia CNTT có liên quan đến PMNM:

Hiện trạng: ''bước đầu của... phong trào''

Theo số liệu thống kê của Ban tổ chức Hội thảo về PMNM lần II vừa diễn ra ở Hà Nội vào giữa tháng 12/2002, kể từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2002, số lượng người sử dụng Linux, số các đơn vị tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm và các ứng dụng trên công nghệ này đã tăng lên. Từ một phiên bản Linux được Công ty CMC Việt hóa, đến nay đã có hai phiên bản được Việt hóa với nhiều ứng dụng văn phòng cơ bản. Một số công ty đã triển khai các phần mềm ứng dụng web, quản trị cơ sở dữ liệu. Ít nhất có ba trường đại học đã tạo môi trường mở cho công tác đào tạo của mình: Đại học Bách khoa HN, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM và Viện Tin học Pháp ngữ (IFI). Việc xây dựng các máy tính hiệu năng cao, phát triển PMNM cho máy chủ, thiết bị nhúng, thiết bị thông tin cũng đã được một số đơn vị thực hiện.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phong trào PMNM tại Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát và chưa được phát triển sâu rộng.

Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia CNTT hiện đang làm việc tại Mỹ, nhận xét: ''Số người đem ra làm thử và phát triển mã nguồn mở thành sản phẩm có tăng lên so với hội thảo về PMNM lần thứ nhất, đây là điều rất là tích cực. Tuy nhiên, tới hội thảo lần II vẫn thấy có những người ở ngay Hà Nội có hỏi thì mới biết những người Hà Nội đang làm gì. Nếu chúng ta làm tốt việc trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm ngay từ trước thì có một số câu hỏi không nhất thiết đến hôm nay họ mới hỏi và được trả lời...''.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Việt Nam vẫn chưa thực sự có một phong trào làm PMNM, mà chỉ mới thực hiện được bước đầu của phong trào này là tiếp thu kinh nghiệm và tài sản trí tuệ của thế giới, cho nên những đóng góp ngược lại cho cộng đồng mã nguồn mở thế giới và cộng đồng trong nước còn rất hạn chế

Ông Trịnh Thanh Lâm, Giám đốc kỹ thuật của Intel tại Việt Nam, nói: ''Ở mức chiến lược, PMNM tại Việt Nam đã được ghi nhận là một trong những việc mà công nghệ Việt Nam phải quan tâm. Đã có một số sản phẩm cụ thể, do sở thích của một số anh em làm CNTT hoặc một số công ty mà phát triển nên, tiếp theo là một số hệ điều hành tiếng Việt dựa trên mã nguồn mở. Thế nhưng để có thể sử dụng một cách rộng rãi, chắc chắn phải cần một thời gian nữa trong tương lai''.

PMNM, ''đường thoát hiểm''?

Tại hội thảo lần II, các chuyên gia đều đồng nhất sự cần thiết của việc nghiên cứu triển khai PMNM tại Việt Nam, đặc biệt khi nước nhà đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Khu vực Mậu dịch Tự do (AFTA) và gần nhất là việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vào tháng 6/2003, khi ta phải mua bản quyền các hệ điều hành và những phần mềm trên ứng dụng khác.

TS Nguyễn Trọng, Tổng Biên tập Tạp chí Thế giới Vi tính đã phân tích về một đường thoát hiểm duy nhất để thoát khỏi tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam, mà nếu không giải quyết ''đại nạn'' này thì Việt Nam khó lòng gia nhập WTO và sẽ bị trả đũa quyết liệt trong mọi quan hệ kinh tế, thương mại... Không chỉ vậy, theo ông, việc tập trung phát triển PMNM còn là một động lực để phát triển công nghiệp phần mềm trong nước.

Ông Đỗ Bá Phước, chuyên viên CNTT tại Mỹ, thành viên trong Ban điều hành của Pacific Links Foundation (Quỹ Vòng tay Thái Bình) lưu ý: ''Người dùng cá nhân sẽ dùng phần mềm nào tiện lợi nhất, nên với họ thì PMNM không có tầm quan trọng bằng đối với các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Chính những doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ tại Việt Nam: khi đã đi vào thực hiện, ta sẽ chịu sức ép rất lớn về vấn đề phải trả tiền bản quyền. Vì vậy, chúng ta nên đi vào mã nguồn mở. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, PMNM cho chúng ta nhiều công cụ để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, mã nguồn mở đã cung cấp rất nhiều phần mềm cho máy chủ nên sẽ trở nên rất quan trọng đối với doanh nghiệp''.

Có nên thương mại hoá PMNM?

Theo ông Nguyễn Hoàng, tại Việt Nam xu hướng lấy PMNM làm sản phẩm riêng đang và sẽ xảy ra nhiều hơn trong thời gian tới. Điều này sẽ làm phát sinh những giới hạn tất yếu của nó, bởi PMNM cho những người làm phần mềm mã nguồn mở là phải mở, nếu không mở là chưa làm đúng tinh thần PHÁT TRIỂN của nguồn mở. Và ông nhận xét: Con đường ''lấy trí tuệ của PMNM, thay đổi nó và đưa nó trở lại thành tài sản chung'' vẫn còn dài và gặp nhiều rất khó khăn.

Trả lời câu hỏi thương mại hóa có phải là giải pháp duy nhất để phát triển PMNM tại Việt Nam, một số chuyên gia nói:

- Ông Nguyễn Chí Công, Ban Điều hành Đề án 112 – Văn phòng Chính phủ: Cần phải thương mại hoá mã nguồn mở và chủ yếu là thương mại hoá ở khâu dịch vụ. Tôi muốn nói rõ một điều mà nhiều người chưa phân định rạch ròi, đó là... ''Phần mềm không phải là tất cả''. Trong một hệ thống tin học hoá, phần mềm chỉ chiếm 30%, quan trọng hơn là dữ liệu mà dữ liệu thì những người chủ của hệ thống, dù không biết nhiều về CNTT, cũng có thể nhập vào. Giá trị nhất của hệ thống là dữ liệu. Hệ thống có thể mất đi, đốt cháy được nhưng dữ liệu có thể giữ lại và nếu dữ liệu trung thực thì luôn luôn thương mại hoá được. PMNM cũng vậy: chúng ta không nên quá tập trung nhiều công sức vào lập trình, mà quan trọng nhất là nghiên cứu, xây dựng những giải pháp và sau đó sống bằng đào tạo và dịch vụ bảo trì hệ thống, kể cả quản lý nội dung chẳng hạn. Những việc đó tất nhiên có thể thương mại hoá được, chứ với một sản phẩm phần mềm đóng gói thì người ta sao chép xong là ''hết'', nếu họ không tôn trọng bản quyền.

- Ông Trịnh Thanh Lâm, Intel: Có thể hiểu PMNM theo nghĩa nhiều người học được cách phát triển phần mềm của họ để thay đổi và tối ưu liên tục trong tương lai. Khi chương trình đã được biên dịch và chạy trong các hệ thống công nghệ thông tin rồi, đó là bí mật đối với tất cả mọi người - lúc đó nó là dạng mã máy thực thi chứ không mở. Vì vậy, sẽ có những phần được thương mại hoá, và có những phần để nghiên cứu riêng.

- Ông Hà Thế Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CMC: Tất nhiên PMNM không đồng nghĩa với miễn phí. Việc này có thể nhìn thấy rõ ràng, ví dụ như phần mềm Windows của Microsoft, bản Windows Server muốn đưa lên mạng một cách hoàn chỉnh thì cũng cần các chuyên gia kỹ thuật của hãng, còn với Linux cũng vậy. Trong PMNM, do chi phí bản quyền phần mềm là miễn phí nên các công ty thường cung cấp các dịch vụ như bán đĩa, bán tài liệu và bán sự hỗ trợ kỹ thuật của mình cho khách hàng.

Khó khăn nào khi triển khai mã nguồn mở?

Lợi ích và những giải pháp kỹ thuật mà mã nguồn mở mang lại quả không phải nhỏ, song việc phát triển mã nguồn mở thật sự chẳng dễ dàng chút nào. Bởi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về công nghệ, về mô hình kinh doanh, về nguồn nhân lực và cả về... thói quen của người tiêu dùng.

Hiện nay, các công ty phát triển mã nguồn mở trong nước bị lệ thuộc rất nhiều vào các nhà sản xuất phần mềm mã nguồn mở lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, vẫn chưa có người chịu trách nhiệm hỗ trợ đầy đủ khi gặp sự cố kỹ thuật, mặc dù người dùng vẫn có thể nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng mở quốc tế. Các thiết bị hỗ trợ và các ứng dụng phần mềm nguồn mở còn hạn chế, thiếu các hướng dẫn sử dụng và việc cài đặt phức tạp hơn các phần mềm thương mại khác.

Đối với các công ty cung cấp các ứng dụng PMNM, khó khăn lớn nhất của việc triển khai mã nguồn mở là... phải tìm kiếm một mô hình kinh doanh thích hợp, sao cho có thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra để làm những công việc gọi là ''miễn phí'' đó.

Một khó khăn nữa có thể kể đến: do PMNM còn tương đối mới ở Việt Nam nên việc thuyết phục người dùng, làm cho họ tin vào PMNM là không dễ dàng. Bởi từ trước đến nay, họ đã có thói quen dùng ''chùa'' Windows rất nhiều.

Đối với Linux, dù giao diện cũng rất thân thiện và tương đối giống Windows nhưng vẫn là một hệ điều hành mới, khiến nảy sinh tâm lý ngại ngần khi chuyển từ Linux sang Windows, nhất là phải học Linux thì mới sử dụng được. Vì vậy, theo ông Nguyễn Chí Công, không thể nào chuyển đổi ngay được bởi công nghệ là tích luỹ: ''Người ta đã có rồi mà bảo vứt đi là khó lắm, không dễ như mua một vật gì đem về nhà sau đó không cần đến thì có thể vứt đi được...''.

Xem tiếp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,