PV I-Today phỏng vấn ông Nguyễn Chí Công |
Hệ thống mở là quan điểm chủ đạo về kiến trúc hệ thống CNTT của Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (Đề án 112). Ông Nguyễn Chí Công, Tổ trưởng tổ chuyên môn thuộc Ban Điều hành Đề án 112 (Văn phòng Chính phủ) khẳng định như vậy.
9 định hướng công nghệ của Đề án 112:
Theo ông Nguyễn Chí Công, phần mềm nguồn mở (PMNM) phù hợp với hầu hết các định hướng lựa chọn công nghệ của Đề án 112, cho phép đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT và cả cho phép tiết kiệm rất nhiều tiền mua giấy phép (license) và cập nhật phần mềm. Ngoài ra, PMNM còn giúp tăng cường an ninh cho hệ thống mạng và có thể cộng sinh với nhiều hệ điều hành, phần cứng khác nhau, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng.
- Phải đáp ứng được các yêu cầu thực tế
- Có tính mở và khả năng tích hợp cao
- Tương thích với các hệ thống sẵn có
- Phù hợp với trình độ sử dụng chung
- Không lệ thuộc một nguồn cung cấp duy nhất
- Có tính kinh tế khi đầu tư và vận hành
- Không bị lạc hậu trong 5-6 năm tới
- Cần được thử trước trong thực tế nước ta
- Tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và quốc tế.
Về khả năng ứng dụng PMNM trong Đề án 112, ông Công cho biết: Có hai mức độ mở phù hợp với định hướng của Đề án 112. Đó là “mở tuyệt đối” (phần mềm ứng dụng và hệ điều hành đều có mã nguồn mở), và “mở tương đối”: phần mềm ứng dụng có mã nguồn mở nhưng chạy trên một hệ điều hành có mã nguồn đóng.
Ông nhấn mạnh: ''Điều quan trọng đối với một đơn vị trong khi thực hiện Đề án 112 là yêu cầu mở, có nghĩa là khi giao nộp sản phẩm cho Nhà nước thì nhất thiết phải có mã nguồn mở. Nhà nước không dùng đến song trong trường hợp đơn vị ấy không còn cung cấp dịch vụ, hay không tồn tại nữa thì đơn vị (doanh nghiệp) sau có thể có cơ sở để thực hiện tiếp''.
Trả lời câu hỏi có giải quyết được vấn đề bản quyền PMNM chăng, ông Công nói: ''Bắt đầu từ tháng 6/2003, thời điểm mà Việt Nam sẽ phải thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, chính các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất của sức ép về vấn đề bản quyền. Việc ứng dụng PMNM sẽ làm giảm gánh nặng về chi phí bản quyền, đồng thời tăng khả năng làm chủ về công nghệ trong hệ thống các cơ quan của Chính phủ. Và ít nhất thì PMNM sẽ có thể giải quyết được về mặt pháp lý của vấn đề bản quyền, bởi lúc đó nghiễm nhiên chúng ta có một lối thoát về mặt giấy phép. Đó là giấy phép GPL (GNU Public License) do Quỹ Phần mềm Tự do (Free Software Foundation) đăng ký tại Mỹ năm 1989, do đó Chính phủ Hoa Kỳ không thể phản đối được''.
Các lĩnh vực áp dụng CNTT trong Đề án 112:
Hải Linh (thực hiện)