221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
464409
Kinh doanh nữ trang qua Internet
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Kinh doanh nữ trang qua Internet
,

Internet ngày càng len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, thay đổi cách thức làm việc, trao đổi thông tin và cách thức mua bán, giao dịch. Internet nay không chỉ là nơi để đặt những mặt hàng có giá trị nhỏ, hoặc đăng ký mua sách báo, sử dụng dịch vụ như trước nữa, mà ngày càng có nhiều người tìm đến các ''chợ ảo'' để mua những đồ vật có giá trị hơn như... kim cương. Và xu hướng này đang mở ra một cơ hội kinh doanh hấp dẫn các công ty bán lẻ nữ trang...

Từ một nhu cầu cá nhân

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Đại học Harward và thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Stanford (Mỹ), Mark Vadon đã trở thành một nhà tư vấn dày dạn kinh nghiệm, được sự tín nhiệm của nhiều công ty hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. Thế nhưng, khi phải quyết định mua một chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương, Vadon đã hoàn toàn lúng túng vì chẳng tìm được ai tin cậy và tư vấn cho mình. Vì thế, vào cuối năm 1998 Vandon đã bắt đầu sự mày mò vào cuộc ''săn lùng'' kim cương.

Đầu tiên, Vadon tìm đến Công ty Tiffany & Co, một công ty kinh doanh nữ trang khá nổi tiếng của Mỹ. Lúc đó, công ty này đã đưa cho Vadon hai chiếc nhẫn kim cương gần giống hệt nhau, nhưng giá lại chênh lệch nhau rất nhiều. Một chiếc trị giá 12.000 USD và một chiếc giá 17.000 USD. Vadon kể lại, anh đã không thể phân biệt được hai chiếc nhẫn này nhưng anh hy vọng người nhận chiếc nhẫn này có thể nhận ra giá trị thực của nó vì số tiền anh bỏ ra cũng tương đương với số tiền mua một chiếc xe hơi. Và vì với số tiền nhiều như vậy, nên anh muốn hỏi thật nhiều câu hỏi nhưng ngại vì sợ người bán lợi dụng.

Anh quyết định đi tham khảo trên các cửa hàng khác. Sau khi đi một vòng qua sáu, bảy cửa hàng, Vadon thấy anh càng bị bối rối thêm. Vì vậy, anh quyết định tìm thêm thông tin về kim cương trên mạng Internet nhưng cũng không nghĩ rằng mình có thể mua được chiếc nhẫn kim cương từ đây. Tuy nhiên sau đó, Vadon đã tìm được trang chủ Diamond do một công ty bán lẻ nữ trang điều hành. Trang chủ này cung cấp rất nhiều thông tin về mua bán kim cương và có nhiểu kiểu dáng nhẫn khác nhau để khách hàng lựa chọn. Cuối cùng, Vadon cũng đã mua được một chiếc nhẫn qua trang chủ này.

Đến ý tưởng kinh doanh táo bạo

Tháng 5/1999, Vadon đã mua lại công ty Internet Diamond và đổi tên thành Blue Nile vài tháng sau đó. Không phải tự nhiên mà Vadon đi đến một quyết định kinh doanh táo bạo như vậy. Từ những bức xúc trong chuyện mua nữ trang của cá nhân mình, Vadon đã tìm hiểu thị trường này và dự đoán rằng trong tương lai, những người ở độ tuổi 25-40 với địa vị xã hội và thu nhập cao như anh sẽ có một nhu cầu rất lớn về mua sắm nữ trang và cần được tư vấn về lĩnh vực này. Và Công ty Blue Nile do Vadon lập ra cũng nhằm mục đích phục vụ đối tượng khách hàng này. Chỉ có điều, mọi chuyện mua bán chủ yếu được diễn ra trên cửa hàng ''ảo''.

Một thị trường tiềm năng

Năm 1999, khi trang chủ của Blue Nile mới khai trương, vẫn còn ít người có ý tưởng sẽ mua một chiếc nhẫn kim cương có giá trị hàng chục ngàn USD trên mạng. Tuy nhiên, trong vòng ba năm qua, ngày càng có nhiều người lên mạng để mua những mặt hàng có giá trị lớn vì họ cảm thấy thuận tiện hơn. Các công ty kinh doanh nữ trang như Blue Nile đã nắm bắt được xu thế này. Trong khi các công ty kinh doanh trên mạng khác làm ăn lỗ lã thì trong quý ba năm nay Blue Nile đã bắt đầu có lời.

Hiện công ty này đang bán rất chạy mặt hàng nhẫn đính hôn bằng kim cương và đến nay đã có 25.000 cặp tình nhân mua loại nhẫn này qua mạng. Giá cả là một thế mạnh của Blue Nile cũng như các công ty kinh doanh nữ trang trên mạng khác so với các cửa hàng ''thật''. Blue Nile cho biết, giá bán của công ty này thấp hơn giá bán của các công ty bán lẻ truyền thống như Tiffany &Co. từ 20 - 40% nhờ cắt giảm được nhiều chi phí. Ngoài giá cả thấp, các cửa hàng nữ trang ảo còn có nhiều thế mạnh khác so với các cửa hàng ''thật'' như có thể trưng bày nhiều mẫu mã hơn do không bị bó hẹp trong không gian của các phòng trưng bày. Chẳng hạn, trang chủ của Blue Nile có một bộ sưu tập bao gồm 11.000 loại kim cương có chất lượng cao và có một chương trình giúp khách hàng có thể tự thiết kế nhẫn đính hôn cho mình. Goldspeed.com, một trang chủ khác tự quảng cáo là công ty bán lẻ nữ trang giảm giá lớn nhất, cũng có khoảng 800 loại nhẫn khác nhau.

Các công ty kinh doanh nữ trang qua mạng đã đạt được những kết quả bước đầu khá khả quan. Goldspeed.com cho biết, doanh thu trong quý 3 năm nay của công ty này tăng gấp mười lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giám đốc điều hành của Gold speed.com, Neil Kugelman, dự báo trong năm nay công ty này sẽ đạt doanh thu năm triệu USD. Còn Blue Nile cũng dự kiến sẽ đạt doanh thu 70 triệu USD trong năm nay. Cadon hy vọng đến năm 2007, doanh số của Blue Nile sẽ đạt 250 triệu USD.

Theo công ty Nghiên cứu thị trường Jupiter, những con số trên mới chỉ là một phần nhỏ trong số 1,1 tỷ USD Mỹ mà khách hàng dự kiến sẽ chi ra cho việc mua nữ trang trên mạng trong năm nay. Thị trường nữ trang trên mạng còn tiếp tục sẽ tăng trưởng.

Theo TBKTSG

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,