221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
464142
Triển khai đề án 112: Cần có ''cầu vượt''
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Triển khai đề án 112: Cần có ''cầu vượt''
,

Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước (Đề án 112) đã bắt đầu được triển khai xuống tất cả các bộ ngành và tỉnh thành trong cả nước từ hơn một năm nay. Đây là chương trình đầu tiên và duy nhất đến nay được phân bổ ngân sách với tổng vốn đầu tư là 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay, việc triển khai của các đơn vị vẫn còn nhiều lúng túng và chưa có hiệu quả cụ thể.

112 đang ở đâu?

Theo ông Lương Cao Sơn, thư ký Ban điều hành (BĐH) đề án112, sau hơn 1 năm triển khai, BĐH 112 đã thực hiện xong hầu hết các văn bản hướng dẫn đến 61 tỉnh thành và đã thực hiện chi 120 tỷ đồng của năm 2002 cho việc xây dựng các trung tâm tích hợp dữ liệu và điều hành CNTT của các ngành và địa phương. Theo dự toán tính trung bình ngân sách để triển khai 112 ở một Bộ hay cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương là khoảng 25 tỷ đồng. Số kinh phí này không nằm trong số kinh phí 1.000 tỷ đồng mà Nhà nước cấp cho đề án 112, vì đây chỉ là kinh phí xây dựng đường trục, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cần thiết để kết nối các mạng. Ông Sơn nhấn mạnh rằng: Cần phải hiểu là kinh phí này phải được trích ra từ quỹ ngân sách đã được Nhà nước cấp cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá... các tỉnh, các Bộ hàng năm. Ví dụ, như ngân sách cấp cho Hà Tĩnh khoảng 500 tỷ đồng/năm, như vậy là trong 4 năm có khoảng 2.000 tỷ đồng, chỉ cần bỏ ra 1/100 số đó là khoảng 20 tỷ đồng để hiện đại hoá và nâng cao công tác điều hành quản lý thì sẽ có hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. 

Giải đáp về những vấn đề liên quan đến phần mềm dùng chung, ông Sơn cho biết: BĐH đã công bố danh sách về tiêu chí cho 12 phần mềm dùng chung đủ đảm bảo tính tương thích, dự định sẽ giao cho 12 địa phương làm thí điểm. Việc triển khai, đấu thầu sẽ do địa phương đảm nhiệm để đảm bảo có được những giải pháp thích ứng cho công việc quản lý sau này... 

Cần thiết xây ''cầu vượt''

Nếu nhìn vào tiến độ của nhiều dự án phát triển và ứng dụng CNTT thì phải thừa nhận rằng trong thời gian qua 112 đang vận hành khá tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm này nó cũng bộc lộ nhiều vướng mắc ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ của dự án. Tại hội nghị tập huấn triển khai kế hoạch tổng thể quốc gia về CNTT do Bộ KH&CN chủ trì đầu tháng 10, các đại biểu đều có chung thống nhất rằng việc lúng túng trong triển khai là do thiếu hướng dẫn chung ở tầm quốc gia, chưa có quy định rõ ràng trước các Bộ, ngành, địa phương về trách nhiệm thẩm định các dự án CNTT, thiếu sự phân định trách nhiệm rạch ròi giữa các bộ, ngành, địa phương và thiếu lộ trình thực hiện các nhiệm vụ. Chính vì vậy, đã dẫn đến các tình trạng như ở Hà Nội khi triển khai đến nay vẫn không biết trình lên cho cấp thẩm quyển nào về thiết kế tổng dự toán?

Điển hình là dự án hiện địa hoá viễn thông - tin học của ngành Công an, theo một quan chức phụ trách vấn đề này thì ngành được đầu tư 12 triệu USD nhưng đến nay mới giải ngân được 1 triệu USD, còn lại là đang '' tắc'' mà chưa biết sẽ tháo gỡ ở đâu? Hầu hết các địa phương cũng bị vướng mắc ở khâu sẽ triển khai theo hành lang pháp lý nào? Theo hướng dẫn của BĐH đề án 112 thì việc triển khai này sẽ dựa theo các quy định của Nghị định 52 về xây dựng, đầu tư cơ bản. Ở hướng dẫn này, Hải Phòng đã đưa ra một ví dụ rất cụ thể và sinh động đó là: Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về vấn đế liên quan đến xây dựng kinh phí cho các chương trình hoạt động của địa phương nhưng riêng lĩnh vực CNTT thì chưa có văn bản hướng dẫn nên từ chối không dám giải quyết. Vậy là việc triển khai cứ chạy lòng vòng từ Sở KHCN sang Sở Xây dựng, chạy sang Sở Tài chính rồi lại vòng về Sở KHCN mà vẫn không biết sẽ trình lên đâu? 

Giải đáp vấn đề này, ông Sơn cho biết: Cho đến nay không có một văn bản, Nghị định nào riêng cho CNTT từ chính sách mua sắm, đến cơ chế tài chính: đấu thầu, trách nhiệm của từng đơn vị. Điều này khiến những ách tắc nêu trên không chỉ là riêng của 112 mà của tất cả các dự án CNTT khác. Bên cạnh đó còn các trở ngại về pháp lý khác như thiếu các văn bản pháp lý mang tính bao quát và công tác phối hợp liên ngành nhất là trong các trường hợp xảy ra xung đột pháp lý. Ví dụ như tính pháp lý của các văn bản và các giao dịch thực hiện qua hệ thống điện tử vẫn chưa được pháp chế hoá và cụ thể hoá, chưa kể đến khoảng cách về mặt bằng kỹ thuật như trình độ phổ cập mạng, phổ biến lnternet giữa các Bộ, ngành và địa phương là rất chênh lệch nhau... 

Có thể nói 112 là quyết định quan trọng nhất và đề án được tập trung sự quan tâm đầu tư nhiều nhất của Chính phủ nhằm thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước - Chính phủ Điện tử. Con đường cao tốc đã được mở, nhưng để những con lộ rẽ vào một cách suôn sẻ không gây ách tắc thì nhất thiết cần đến một cây cầu vượt. Đó là một hành lang pháp lý riêng cho việc phát triển và ứng dụng CNTT mang tính bao quát nhưng thật cụ thể. Có vậy, việc phát triển ứng dụng CNTT làm bàn đạp cho việc phát triển kinh tế xã hội mới có thể thực sự đi vào cuộc sống.

Theo Tin tức

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,