221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
463952
Hội nghị địa tin học quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hội nghị địa tin học quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
,

Trong 3 ngày 25-27/9/2002, Hội nghị địa tin học quốc tế lần thứ nhất - GIS-IDEAS 2002 - đã được tổ chức tại Đại học Khoa học tự nhiên, 19 Lê Thánh Tông Hà Nội. Đây thực sự là ngày hội của ngành công nghệ thông tin địa lý GIS (Geographical Infomation System) Việt Nam với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới. Các khả năng ứng dụng công nghệ GIS của Việt Nam đã gây ngạc nhiên không chỉ các nhà khoa học quốc tế mà cả chính những người Việt tham gia hội nghị.

Hội nghị GIS-IDEAS 2002 được tổ chức và tài trợ bởi Bộ GD&ĐT, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Khoa Học tự nhiên, Hiệp hội Địa tin học Việt-Nhật cùng một số trường Đại học và viện nghiên cứu của Nhật Bản và Thái Lan. Tham gia trình bày tại hội nghị có nhiều chuyên gia về GIS của Nhật Bản, Đức, Canada... với những công trình ứng dụng hiện đại của thế giới. Các công trình này hầu hết đều đã được ứng dụng hiệu quả, mạng lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như các hệ thống thăm dò, khai thác tài nguyên, dự báo động đất, nghiên cứu các ảnh hưởng và tác động giữa môi trường và con người... 

Tại hội nghị GIS-IDEAS 2002, chỉ cần nhìn vào số lượng đề tài tham gia trình bày (28/50), cũng có thể phần nào thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ địa tin học Việt Nam. Các đề tài này trải đều cả 10 nội dung chính của hội thảo, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực như Giám sát môi trường và cảm biến từ xa, Mô hình kiểm soát lũ lụt, xói mòn và cách hạn chế, Nguy cơ của hoạt động địa chất, và Nhận biết biến đổi địa lý. Khả năng ứng dụng của các đề tài này đều rất lớn, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và nhất là phòng chống thiên tai.

Các đề tài địa tin học của Việt Nam gồm cả các nội dung như quản lý, quy hoạch phát triển đô thị ở Hà Nội và TP.HCM, nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên của vùng châu thổ sồng Hồng, sông Cửu Long..., nghiên cứu các vùng nứt địa chấn (Điện Biên) và sạt lở đất. Bên cạnh đó còn là các dự án nghiên cứu về phân bố cây lương thực và phủ xanh rừng, quản lý tài nguyên nước...

Một trong những nội dung mà các đề tài GIS của Việt Nam tập trung vào là hệ thống dự báo, phân tích và hạn chế thiệt hại của thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Các đề tài này thường sử dụng các dữ liệu không gian (ảnh chụp từ vệ tinh, máy bay) để xác định những vùng có nguy cơ thiệt hại lớn, phân tích nguyên nhân, tìm các biện pháp hạn chế thiên tai và cứu hộ tối ưu nhất. Nếu được đưa vào ứng dụng, chắc chắn các hệ thống này sẽ góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa thiên tai, giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân.

Hầu hết các tác giả đề tài của Việt Nam đều là những chuyên gia từng tu nghiệp ở nước ngoài, có trình độ chuyên ngành vững chắc. Các đề tài về phần mềm phân tích, tính toán, xử lý số liệu địa tin học, các thụât toán như phân tích dữ liệu GIS đa tầng... đã phản ánh trình độ quốc tế của các chuyên gia Việt Nam. Sự yếu kém duy nhất của các đề tài Việt Nam so với các nước khác có lẽ chỉ là ứng dụng trong thực tế. Các thành quả ứng dụng GIS của Việt Nam còn chưa nhiều do không được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nếu khai thác được một cách hiệu quả, chắc chắn địa tin học Việt Nam sẽ mang lại nhiều ích lợi to lớn về kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Qua GIS-IDEAS 2002, nhờ sự trao đổi công nghệ với các nước phát triển như Nhật Bản, Đức..., cũng như kinh nghiệm ứng dụng trong thực tế, chắc chắn việc ứng dụng công nghệ GIS của Việt Nam sẽ sớm mang lại những thành quả to lớn, nếu được quan tâm và đầu tư hợp lý. Một số ứng dụng ban đầu của công nghệ GIS tại Việt Nam, do Bộ KHCN&MT thực hiện, cũng đã mang lại những kết quả tích cực trong lĩnh vực môi trường.

Bình Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,