221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
463932
Công nghệ thông tin giúp dự báo nguy cơ cháy rừng
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Công nghệ thông tin giúp dự báo nguy cơ cháy rừng
,

Mười năm qua, số vụ cháy rừng ở nước ta đã lên đến 14.132 vụ, làm cháy 66.845 ha rừng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường, sinh thái mà hôm nay chưa thể định lượng được. Làm thế nào để giảm thiểu những thiệt hại trên đây? Đó là mục tiêu của dự án ''Dự báo những nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm các đám cháy rừng”.

Từ việc dự báo các nguy cơ cháy rừng…

Nước ta có 44 tỉnh thuộc vùng trọng điểm cần theo dõi các đám cháy rừng, nhưng “mùa cháy” ở mỗi nơi lại một khác. Các tỉnh Tây Nam Bộ thường xảy ra các vụ cháy rừng vào các tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong khi đó, những vụ cháy rừng ở Đông Nam Bộ lại xảy ra từ tháng 1 đến tháng 6, ở các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ tháng 6 đến tháng 8, còn ở các tỉnh phía Bắc từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Hiểu rõ “mùa cháy” là yêu cầu tối thiểu đối với những người quản lý bảo vệ rừng. Muốn tiến hành việc dự báo các nguy cơ cháy rừng, công việc đầu tiên là xử lý các thông tin về khí hậu có liên quan thông qua việc sử dụng phần mềm chuyên dụng mà các chuyên gia ngành kiểm lâm đã xây dựng. Theo số liệu cập nhật về khí hậu như: nhiệt độ, tốc độ bốc hơi nước, tốc độ gió, áp suất, độ ẩm... các nhà chuyên môn về kiểm lâm đã tính ra được hệ số “p” của cấp dự báo, bao gồm các mức: ít khả năng cháy, có khả năng cháy, cấp cao dễ cháy, cấp nguy hiểm có khả năng cháy lớn và cấp cực kỳ nguy hiểm có khả năng cháy lớn và lan nhanh.

Theo phân loại, nước ta cũng có 7 vùng sinh thái. Đối với từng vùng, việc xây dựng cấp dự báo cháy rừng sẽ được tính theo công thức các ngày khô hạn Hi = k (Hi-1 +n), trong đó Hi-1 là số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa < 5mm của ngày hôm trước, n là số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa < 5mm kể từ ngày dự báo tiếp theo của đợt sau, k là hệ số điều chỉnh giá trị (k = 0 nếu lượng mưa lớn hơn hoặc bằng 5mm, k = 1 nếu lượng mưa nhỏ hơn 5mm). Với việc dự báo này, các địa phương trong các vùng sinh thái đã được cảnh báo trước về nguy cơ cháy rừng để có các biện pháp phòng ngừa cần thiết và kịp thời.

…Đến việc phát hiện sớm các điểm cháy

Theo kỹ sư Nguyễn Hồng Quảng, Tổ trưởng Tổ Tin học của Cục Kiểm lâm và là một trong các tác giả của dự án “Dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm các đám cháy rừng”, thì quy trình thực hiện việc phát hiện sớm các đám cháy rừng bao gồm 3 bước chính. Trước hết, hàng ngày phải thu đủ được 4 ảnh vệ tinh chụp toàn thể lãnh thổ Việt Nam. Đây là các ảnh mua của hai trạm thu ảnh vệ tinh: Trạm thu ảnh NOAA đặt tại Trung tâm Viễn thám và GIS ở 340 phố Bạch Đằng (Hà Nội), và Trạm thu ảnh vệ tinh MODIS đặt tại Viện Vật lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Các ảnh này có 5 băng phổ với độ phân giải 1km. Trên các bức ảnh này, chỉ mới có tọa độ của 4 góc ảnh. Sau khi xử lý phổ và xử lý hình học, bước công việc thứ hai là xác định tọa độ của các điểm cụ thể trên tấm ảnh, trong đó có các điểm cháy. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, tức là đưa ra danh sách những điểm cháy, cần có các phần mềm mà hiện nay ở Việt Nam chưa nơi nào làm nên phải tạm mua của nước ngoài.

Tuy nhiên, không phải mọi đám cháy trong các bức ảnh đều là cháy rừng! Việc xác định đâu là cháy rừng, đâu là đốt cỏ, đốt rẫy làm nương… lại phải cần đến sự phân tích của các chuyên gia lâm nghiệp, những người đã nắm rất vững về hiện trạng rừng ở Việt Nam. Bước cuối cùng trong việc phát hiện sớm các đám cháy rừng là thông báo cho các địa phương để thẩm tra xác định lại thực trạng của các đám cháy, rồi thông báo lên các website cùng các phương tiện thông tin đại chúng và trợ giúp cơ quan chức năng chỉ đạo công tác chữa cháy rừng.

Theo SGGP

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,