221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
494762
Hacker Mỹ tranh tài tấn công toàn cầu
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hacker Mỹ tranh tài tấn công toàn cầu
,

Nếu mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch đã định, trong 72 giờ liên tục của tháng 2/2005, hacker trên toàn nước Mỹ sẽ đồng loạt tấn công vào các mục tiêu định sẵn trên mạng Internet, cố gắng "lưu danh'' với cuộc chơi có quy mô lớn bậc nhất trong lịch sử hacker từ trước đến nay. 

Tuy nhiên, chịu hậu quả sẽ không phải mạng nội bộ hay máy chủ Web của các tập đoàn mà chính là những chiếc máy tính do hacker phe đối phương thiết lập và bảo trì. Khi "sóng gió tan'', hai nhóm hacker Bờ Đông và Bờ Tây sẽ có thể phân định kẻ thắng người thua và xác định ai là kẻ dành "vương miện" vô địch.

Xâm nhập vào máy tính đối phương, hạ gục hệ thống phòng thủ, coi như giành được một lá cờ cho phe mình.

 

"Chúng tôi sẽ xâm nhập vào máy tính của đối phương, giành quyền kiểm soát và chơi trò "Giành cờ'' từ máy đó.'' - D.D, một thành viên của nhóm Ghetto Hacker cho biết. Trước đó, nhóm này từng chơi thử trò này, tất nhiên là với quy mô nhỏ hơn, khi tám đội hack lẫn nhau trong một mạng khép kín liên tục trong... ba năm. 

Sang năm tới, Ghetto Hacker hy vọng sẽ mở rộng phạm vi "cuộc đấu'' ra toàn cầu. Với tên gọi mỹ miều "Mega Root Fu", đây sẽ là cuộc thi hack (tấn công, xâm nhập) quy mô lớn đầu tiên được tiến hành công khai trên toàn mạng Internet. Các đội Hacker trên toàn nước Mỹ đều có thể đăng ký tham gia tại website của Ghetto. Dự đoán con số hacker tham gia có thể lên tới hàng ngàn người, nhất là sau khi cuộc đấu này đã được quảng cáo rầm rộ và ầm ĩ là "Hội diễn hacker lớn nhất quốc gia''. Tuy nhiên, các nhà tổ chức đã có giải pháp ngăn không cho nó rò rỉ ra ngoài Internet, khi lên kế hoạch xây dựng một hệ thống mạng riêng biệt chạy trên nền Internet, sử dụng công nghệ mã hoá và cầu dẫn tạo mạng ảo - VPN.

Đáng ngạc nhiên là khả năng bị các hacker quay sang tấn công hàng loạt đã không làm cho các chuyên gia bảo mật lo ngại. "Nhiều khả năng tình huống này sẽ xảy ra. Chắc chắn khả năng một số người lợi dụng để chạy ra ngoài làm xằng làm bậy là không thể tránh khỏi, song đây không phải một cuộc tấn công ngoài vòng kiểm soát trên quy mô lớn như sâu hay virus.'' - Bruce Schneier, một chuyên gia bảo mật máy tính danh tiếng kiêm người sáng lập ra dịch vụ giám sát mạng Counterpane Internet Security nhận định. Trên thực tế, cuộc thi này có thể giúp các chuyên gia bảo mật học được nhiều kỹ thuật tấn công trực tuyến của dân hacker hơn, cũng như cách thức hoá giải chúng và bảo vệ các hệ thống khỏi bị tấn công.

Năm ngoái, Đại học California đã hợp tác cùng Viện Khoa học Thông tin (ISI) của ĐH Nam California và Viện ISI Virginia nghiên cứu về mạng 1.000 nút quy mô  lớn theo mô hình Internet. Với tên gọi Mạng Nghiên cứu Công nghệ Phòng thủ Mạng (DETER), sáng kiến này sẽ cho phép các tác giả nghiên cứu những vụ tấn công trực tuyến, từ đó bảo vệ và đưa mạng trở lại trạng thái "sạch'' một cách dễ dàng.

"Đây là một thí nghiệm thú vị.'' - Doug Tygar, giáo sư khoa học máy tính và quản lý thông tin đại học California, kiêm trưởng nhóm nghiên cứu dự án DETER đã nhận xét như vậy về cuộc thi tài giữa hacker Bờ Đông và Bờ Tây - "Tôi tin họ sẽ cư xử hợp đạo lý, cũng như cẩn trọng trong việc tuyển lựa hacker tham gia". Tuy nhiên, thú vị thì cũng có thú vị, nhưng không vì thế mà cuộc thi được khuyến khích trong giới học giả. Nói cho cùng, ai biết được chúng sẽ đi xa tới đâu và mức độ kiểm soát được sẽ như thế nào? 

Về mặt pháp lý, cuộc thi kiểu này rơi ngay vào vùng xám - vùng gây tranh cãi. Nếu một virus độc hại trốn ra khỏi được mạng ảo nội bộ nói trên và gây ra tổn thất cho mạng Internet thực, đó sẽ là cơ sở cho một vụ kiện.  Những người không phải là hacker thì tỏ ra hào hứng và ủng hộ cuộc thi ra mặt. Với họ, đây là một trò chơi không hơn không kém và chẳng có gì phải lo cả. "Rất khó đóng cửa những hoạt động kiểu này, chúng ta chỉ có thể phòng ngừa và tuỳ cơ ứng biến mà thôi.'' - GS Tegar nói. 

Cầm Thi (Theo CNET)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,