221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
1230024
Cơ hội và thách thức "hậu" cấp phép 3G
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Cơ hội và thách thức 'hậu' cấp phép 3G
,

 - 4 giấy phép cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam đã có chủ. Đại diện các nhà cung cấp thì tỏ ra lo lắng, sợ rằng không khéo "giấy phép 3G sẽ là cái bẫy làm họ sập tiệm", còn cơ quan quản lý nhà nước thì yêu cầu rằng, dịch vụ 3G phải đảm bảo chất lượng tốt và có mức giá hợp lý.

 

Lãnh đạo Bộ T&TT trao giấy phép 3G cho 4 nhà cung cấp dịch vụ. (Ảnh: Vương Long)
Lãnh đạo Bộ T&TT trao giấy phép 3G cho 4 nhà cung cấp dịch vụ. (Ảnh: Vương Long)

3 tháng nữa sẽ có dịch vụ 3G

Trả lời báo giới về thời hạn dịch vụ 3G sẽ đến tay người dân, các nhà mạng đã đưa những mốc thời gian khác nhau. MobiFone thì cam kết sau 3 tháng nữa, tức là vào tháng 12/2009, nhà mạng này sẽ cung cấp dịch vụ tới người dân, "bạo dạn" cam kết sẽ có ngay 2.400 trạm BTS 3G và phủ sóng đến 100% đô thị đông dân thuộc 63 tỉnh, thành trên cả nước ngay tại thời điểm khai trương dịch vụ.

Mặc dù tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ sớm nhất, nhưng trong thông cáo ngày 13/8/2009, Vinaphone cho biết họ sẽ "cố gắng ở mức cao nhất" để ra mắt dịch vụ 3G đúng cam kết: sau 3 tháng nữa. Thời gian đầu, nhà mạng này sẽ phủ sóng tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh với khoảng 20% dân cư. Sau 3 năm mới được 50% dân cư và sau 5 năm phủ sóng 75% dân cư.

Trong khi đó, Viettel với số tiền đặt cọc lớn nhất, tưởng như sẽ có nội lực mạnh để đột phá trên thị trường 3G thì lại cho biết, sẽ cung cấp dịch vụ sau 9 tháng nữa. Vào tháng 4/2010, nhà mạng này cam kết sẽ phát sóng khoảng 5.000 trạm BTS 3G để có vùng phủ sóng đến 86% dân số.

Nhà cung cấp cuối cùng là liên danh EVN - HT Mobile theo cam kết sẽ cung cấp dịch vụ sau 9 tháng nữa, cùng thời điểm với Viettel.

Đáng chú ý, theo tuyên bố của cả ông Đỗ Vũ Anh - Phó Giám đốc MobiFone và ông Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel, thì DN của họ đều sẽ cung cấp dịch vụ 3G với chất lượng tốt nhất trên thị trường.

Giấy phép 3G là cái bẫy?

Ông Hoàng Anh Xuân trả lời VietNamNet. (Ảnh: Vương Long)
Ông Hoàng Anh Xuân trả lời VietNamNet. (Ảnh: Vương Long)
Phát biểu thay mặt các DN nhận giấy phép chiều 13/8 tại Bộ TT&TT, ông Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel cho biết: Thời gian đầu 3G làm họ rất háo hức, nhưng sau đó thì lo lắng. "Nếu không cảnh giác thì giấy phép 3G lại là một cái bẫy, có thể làm mình sập tiệm không chừng".

Tổng số tiền đặt cọc hiện đã nộp tại ngân hàng của cả 4 DN cung cấp dịch vụ là 8.100 tỷ đồng. Nếu các DN không thực hiện đúng như cam kết trong hồ sơ trúng tuyển, thì họ sẽ bị phạt bằng tiền, trừ thằng vào số tiền khổng lồ mà họ đã đặt cọc tại các ngân hàng. Cuộc chạy đua thiết lập hạ tầng mạng, đấu thầu thiết bị, lắp đặt các trạm BTS và chuẩn bị tung ra các gói sản phẩm "hút khách" trong thời gian qua cho thấy, con đường thành công chẳng phải dễ dàng gì, và những quy định chặt chẽ của hồ sơ trúng tuyển 3G sẽ khiến các DN bị mất tiền phạt như chơi nếu chẳng may không thực hiện đúng cam kết.

Được biết, hiện tại 1 số DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc đấu thầu các thiết bị 3G và lắp đặt các trạm BTS.

Trả lời báo giới, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT sẽ tổ chức các đoàn thanh kiểm tra, liên tục giám sát, đốc thúc các DN, đảm bảo các DN phải thực hiện đúng cam kết. Nếu DN nào thực hiện sai cam kết sẽ bị phạt theo quy định. Nếu trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, DN không cung cấp được dịch vụ ra thị trường thì sẽ bị rút giấy phép. 

Cần giám sát chặt "chất lượng" và "giá"

Chất lượng dịch vụ đảm bảo và giá cả hợp lý là 2 yêu cầu mà Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đưa ra với các DN cung cấp dịch vụ tại buổi cấp giấy phép 3G.

Bộ trưởng Hợp cho rằng, chất lượng dịch vụ 3G đảm bảo nghĩa là phải có "hình ảnh tốt nhất, âm thanh hay nhất, dữ liệu đầy đủ nhất và tốc độ cao nhất".

Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ 3G sẽ làm mở mang dân trí, thúc đẩy việc phổ cập điện thoại, Internet và truyền hình, rút ngắn khoảng cách số với các vùng sâu vùng xa. Bộ trưởng Hợp nhận định. "Việc cấp phép 3G đã diễn ra thành công, suôn sẻ, để lại dư âm tốt trong nước và quốc tế, là một sự kiện quan trọng của ngành Viễn thông trong những ngày tháng 8 lịch sử này".

2 điểm mấu chốt thúc đẩy nội dung số trên di động

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Có 2 điểm mấu chốt để thúc đẩy công nghiệp nội dung số trên di động phát triển. (Ảnh: Vương Long)
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Có 2 điểm mấu chốt để thúc đẩy công nghiệp nội dung số trên di động phát triển. (Ảnh: Vương Long)

Một cuộc đua cũng nóng bỏng không kém hậu cuộc đua giành giấy phép 3G là dịch vụ nội dung cung cấp trên nền công nghệ 3G, trực tiếp đến tay người sử dụng qua những chiếc điện thoại 3G, chẳng hạn như: nhắn tin, xem phim, nghe nhạc, truyền hình, bản đồ, định vị....

Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, để phát triển công nghiệp nội dung số, đặc biệt là trên di động, cần phải có rất nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy. Hiện tại, Bộ TT&TT đang tập trung giải quyết và lấy ý kiến các DN về 2 điểm mấu chốt, đó là: Quy định liên quan phân chia giá cước giữa các DN nội dung và DN có hạ tầng và Quy định sử dụng các đầu số, phân bổ đầu số cho các dịch vụ nội dung.

Ngoài ra, Thứ trưởng Thắng cho biết còn rất nhiều các chính sách cơ chế khác để thúc đẩy công nghiệp nội dung, về cơ chế vĩ mô như: đầu tư, thuế, hỗ trợ chung của nhà nước...

  • Huyền Chi - Vương Long
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,