221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
779792
Tranh chấp Sim đẹp - nguyên nhân vì đâu?
1
Article
null
Tranh chấp Sim đẹp - nguyên nhân vì đâu?
,

(VietNamNet) - Hàng loạt các vụ tranh chấp số đẹp đã diễn ra với tất cả các mạng di động Vinaphone, MobiFone, Viettelcả S-Fone. Vậy nguyên nhân tranh chấp chính là do lợi nhuận kinh doanh các Sim này hay vì lý do gì?

Gần đây nhất, Sim MobiFone "tứ bát" 090xxx8888 của anh Nguyễn Hồng Sơn đã bị tranh chấp với anh Nguyễn Thịnh Hoàn. Khi anh Sơn đang sử dụng sim này được một tháng, đột nhiên không sử dụng được. Hỏi ra mới biết, có người đã báo cắt dịch vụ số thuê bao của anh do bị mất Sim, đề nghị cung cấp Sim mới để thay thế.

Đại lý của MobiFone cho biết đã tiếp nhận yêu cầu cắt dịch vụ của một người tên là Nguyễn Nguyên Ngọc. Quy định của MobiFone rằng, khi nhận yêu cầu cắt khẩn cấp một thuê bao, đại lý sẽ tiến hành mấy bước "vô cùng đơn giản" như sau: kiểm tra chứng minh thư của người báo cắt, viết giấy cam kết, yêu cầu người báo cắt liệt kê 5 số điện thoại thường xuyên liên hệ của chủ thuê bao. Sau khi khai báo đủ 3 yêu cầu trên, số điện thoại "tứ bát" đầy hấp dẫn kia đã thuộc sở hữu của chủ mới: Nguyễn Nguyên Ngọc.

Tiếp theo đó là một "cuộc trao đổi" mới. Số "tứ bát" kia được Nguyễn Nguyên Ngọc lập tức làm thủ tục sang tên cho Nguyễn Thịnh Hoàn - đứng tên thuê bao trả sau. Rất "chắc ăn", số thuê bao trả sau này sẽ được nhà cung cấp quản lý chặt chẽ cả hộ khẩu và chứng minh thư của người đăng ký. Vậy là, miếng sim mang số "tứ bát" trả trước của người chủ cũ Nguyễn Hồng Sơn đã nhanh chóng trở thành ...miếng nhựa vô nghĩa, vô tác dụng!.

Trên đây là một ví dụ điển hình về một quy trình tranh chấp số thuê bao điện thoại vô cùng đơn giản mà vấn đề tồn tại chính là do sự quản lý lỏng lẻo của nhà cung cấp dịch vụ, những khe hở mất an toàn quá lớn đối với dịch vụ di động trả trước. Tuy rằng, qua nhiều nỗ lực giải quyết của nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, thuê bao 090 xxx8888 trên đã trở lại với anh Nguyễn Hồng Sơn sau 1 tháng.

Có thể thấy rằng, cơ chế kinh doanh, các quy định dành cho đại lý của các nhà cung cấp dịch vụ di động tại VN hiện chưa phù hợp. Trong trường hợp trên đây, rõ ràng việc ''sinh, tử'' của một thuê bao trả trước chỉ dựa vào "quyền sinh, quyền sát" của các đại lý. Ngoài ra, với quy trình quản lý và phân phối kho số của mạng 090, các dịch vụ trả trước luôn cũng được ưu tiên cấp số đẹp cho các đại lý (dưới hình thức thưởng cho đại lý nào có doanh thu cao trong tháng hay trong quý). Điều này ắt dẫn tới những phát sinh, luồn lách tiêu cực.

Cũng nằm trong vấn đề quản lý thuê bao di động trả trước, tình trạng quấy rối bằng cách nháy máy, gửi tin nhắn hàng loạt gần đây bùng phát tràn lan. Những thuê bao này là trả trước và hoàn toàn vô danh, bí ẩn đối với nhà cung cấp dịch vụ. Và phương pháp "tái quản lý" đối với những thuê bao này là ...buông xuôi.

Một vấn đề cấp thiết đặt ra: đã đến lúc, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ di động và các cơ quan chức năng cần rà soát, xác minh lại hệ thống các thuê bao trả trước của mạng mình.

Mới đây nhất, thông tin từ Bộ Bưu chính Viễn thông cho hay, lãnh đạo Bộ đang gấp rút triển khai Đề án Quản lý thuê bao trả trước để trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi đó, chắc chắn Đề án sẽ ban hành các biện pháp cũng như chế tài hữu hiệu để xử phạt, nghiêm khắc trừng trị những hành vi tranh chấp Sim đẹp hay quấy rối bằng ĐTDĐ.

  • Hoàng Hùng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,