221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
611406
Thêm doanh nghiệp mới, thêm khó khăn!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Thị trường Viễn thông VN:
Thêm doanh nghiệp mới, thêm khó khăn!
,

(VietNamNet) - Đầu năm 2005, thêm 2 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ viễn thông di động - lĩnh vực được coi là nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, để thu hút được người sử dụng, các doanh nghiệp viễn thông di động sinh sau đẻ muộn chỉ có cách đưa ra giá cước cạnh tranh hơn, công nghệ hiện đại hơn. Nhưng điều đó không dễ gì thực hiện.

Các hãng cung cấp dịch vụ đi động không ngừng tung ra nhiều dịch vụ mới.

Khi vừa ra đời, S-Fone được nhiều người tiêu dùng hoan nghênh vì nó đã bước đầu phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực viễn thông di động của Tổng công ty Bưu chính viễn thông VNPT. Nhưng đến nay, số thuê bao của S-fone mới chỉ chiếm khoảng 4% tổng số thuê bao di động tại VN. Việc phải đi thuê tới khoảng 70% cơ sở hạ tầng về đường truyền, mà chủ yếu là của VNPT, là một trong những trở ngại đối với sự phát triển của S-Fone.

Ông Phạm Văn Mẫn, Giám đốc chi nhánh S-Fone tại Hà Nội cho biết: ''Các đơn vị cho thuê cơ sở lại chính là những đơn vị cung cấp dịch vụ di động như chúng tôi, nên việc cho anh thuê lại chắc chắn sẽ gặp khó khăn nhất định. Các đơn vị địa phương, như bưu điện tỉnh có nguồn thu cơ bản từ di động VinaPhone, thì ở đó người ta có trách nhiệm với mạng di động đó. Khi mình đến đặt vấn đề thuê cơ sở hạ tầng vẫn gặp khó khăn''.

Đầu năm 2005, thêm 2 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng di động. Đó là mạng 092 của Công ty viễn thông Hà Nội - Hanoi Telecom - và mạng 096 của Công ty viễn thông điện lực. Công nghệ CDMA hiện đại được cả hai coi là một yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh khó khăn. Các DN mới thường quảng cáo về dịch vụ di động thế hệ 3 (còn gọi là 3G) với tính năng nổi bật là khả năng truy nhập mạng internet tốc độ cao, cho phép xem truyền hình qua điện thoại.

Thế nhưng, theo cơ quan quản lý, dải băng tần có hạn chỉ có thể cho phép tối đa 4 doanh nghiệp cung cấp loại dịch vụ di động 3G, trong khi VN hiện đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ di động. Và việc cấp phép 3G cũng chưa biết đến bao giờ.

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Bưu chính viễn thông cho biết: ''Việc cấp phép 3G cho những nhà cung cấp dịch vụ đang khai thác và những nhà mới chưa vào khai thác hiện đang còn nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng cuối năm hoặc đầu năm sau sẽ có chính sách cụ thể''.

Theo đánh giá của cơ quan nghiên cứu chiến lược của Bộ Bưu chính viễn thông, khi có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ di động, thì cuộc cạnh tranh càng trở nên gay gắt cả về chất lượng dịch vụ lẫn giá cước. Người tiêu dùng là đối tượng được lợi nhiều nhất, nhưng doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Ái Việt, Phụ trách Ban hạ tầng thông tin - công nghiệp, Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Bưu chính  viễn thông cho rằng: ''Có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp thì có 2 vấn đề: thị trường không đủ nuôi các doanh nghiệp và vấn đề tần số. Quá nhiều sẽ dẫn đến lãng phí tần số. Anh đăng ký không dùng hết trong khi có anh không có đủ để dùng''.

Theo ông Việt, cùng một lúc có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại thị trường Việt Nam là quá nhiều. Còn đại diện Vụ viễn thông cho biết, công ty viễn thông điện lực là đơn vị cuối cùng được phép cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ 2-2,5G vì công nghệ này hiện đã hết dải băng tần. Bộ Bưu chính viễn thông chủ trương không cấp thêm giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ di động mới cho đến năm 2010.                              

Trường Sơn (VTV)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,