221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
607890
Viễn thông Việt Nam: Nhìn lại chặng đường Analog - Digital
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
VTN 15 năm phát triển (1990 - 2005):
Viễn thông Việt Nam: Nhìn lại chặng đường Analog - Digital
,

(VietnamNet) - Sự ra đời của công ty Viễn thông liên tỉnh VTN (31/3/1990- 31/3/2005) đã khiến mạng lưới viễn thông VN được số hoá 100%, chuyển từ công nghệ Analog (Công nghệ tương tự) sang Digital (công nghệ số).

Tại buổi kỷ niệm 15 năm thành lập VTN, Lãnh đạo của Bộ BCVT, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đều có chung một đánh giá: Mặc dù quãng thời gian chưa phải là dài, song đã đánh dấu được bước trưởng thành vượt bậc của ngành viễn thông Việt Nam. Nhiều mốc phát triển đáng nhớ được ghi lại trong thời gian này.

Các lãnh đạo Bộ BCVT, VNPT và lãnh đạo công ty VTN qua các thời kỳ tại lễ kỷ niệm. (ảnh: TP).

Về truyền dẫn, mạng lưới viễn thông từ chỗ chủ yếu là tải bằng dây trần, đã chuyển sang viba, viba băng rộng và cáp quang. Tháng 10/1993, tuyến cáp quang đầu tiên Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh được đưa vào hoạt động. Đến nay, đã có hơn 6.000 km cáp quang được phát triển rộng khắp trên cả nước.

Song song với phát triển mạng lưới, dung lượng đường truyền cũng được tăng lên nhiều lần. Tuyến viba từ 2 Mb/s năm 1990 đã nâng lên 140 Mb/s năm 1993. Với việc sử dụng công nghệ SDH, mạng cáp quang ban đầu từ 34 Mb/s năm 1993 đã tăng lên 2,5 Gb/s trong năm 1996, hình thành một xa lộ thông tin quốc gia. Đến năm 2003, nâng lên 20Gb/s sử dụng công nghệ DWDM, tạo nên siêu xa lộ thông tin quốc gia.

Công nghệ mạng lưới đã được đánh giá có bước chuyển biến nhanh, vượt bậc từ công nghệ kỹ thuật tương tự Analog sang công nghệ  kỹ thuật số Digital. Và gần đây nhất, năm 2004, mạng thế hệ mới - NGN ứng dụng công nghệ IP đã hoàn thành và đưa vào khai thác, nâng cao hiệu suất sử dụng truyền dẫn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam theo hướng hiện đại, mở ra cơ hội cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng.

Các dịch vụ 1800, 1900, 1719 cũng đã đánh dấu một bước chuyển mình của VTN trên cơ sở ổn định, giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh.

Năm 2005, ngành Bưu điện dự kiến sẽ phát triển khoảng 3,65 triệu thuê bao điện thoại, phấn đấu 100% các xã trong cả nước có máy điện thoại. Chắc chắn rằng, nền tảng khá tốt của mạng viễn thông đạt được trong giai đoạn vừa qua (1990 - 2005) sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu trên sớm được hoàn thành.

  • Thủy Nguyên

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,