221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
563596
Hà Nội: Đào tạo giá rẻ để phát triển nguồn nhân lực
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hà Nội: Đào tạo giá rẻ để phát triển nguồn nhân lực
,

(VietNamNet) - Sở Bưu chính Viễn thông (BCVT) Hà Nội vừa chính thức được thành lập trên cơ sở tổ chức và xác định lại chức năng, nhiệm vụ của Ban Công nghệ thông tin (CNTT)Thành phố. Phỏng vấn giám đốc Sở BCVT Hà Nội Nguyễn Mạnh Dũng về những định hướng hoạt động của Sở trong thời gian tới.

- Thưa ông, bao giờ Sở sẽ chính thức ra mắt?

- TS Nguyễn Mạnh Dũng: Sở BCVT Hà Nội sẽ ra mắt khi bộ máy đã bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động. Chúng tôi dự định sẽ tổ chức kết hợp lễ ra mắt Sở BCVT với việc trao Giải thưởng CNTT 2004 cho các doanh nghiệp có đóng góp cho Hà Nội.

- Ra đời sau nhiều Sở ngành khác của Thành phố, đâu là lợi thế và khó khăn mà Sở BCVT Hà Nội gặp phải khi mới thành lập?

Soạn: AM 240679 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, giám đốc Sở BCVT Hà Nội: Chúng tôi hầu như chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực bưu chính.

- Về cơ sở vật chất, ngay từ cuối những năm 1990 - đầu năm 2000 đã thành lập một hệ thống để triển khai Chương trình ứng dụng và phát triển CNTT từ Thành phố đến Sở ngành, quận huyện nên khi thành lập Sở BCVT, bộ máy và các văn bản điều chỉnh các hoạt động của nó cũng tương đối sẵn sàng.

Sắp tới đây, khó khăn lớn nhất với chúng tôi là triển khai có hiệu quả ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như xác định rõ cơ cấu của ngành công nghiệp CNTT trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt là trong lĩnh vực bưu chính, thực sự chúng tôi hầu như chưa có kinh nghiệm gì.

- Nhiệm vụ đầu tiên mà Sở BCVT cần đẩy mạnh sau khi thành lập?

- Trong năm 2005, Sở BCVT Hà Nội phải đưa ra được một số cơ chế chính sách và tạo những điều kiện đòn bẫy để phát triển ngành kinh tế này trên địa bàn Hà Nội. Trong lĩnh vực viễn thông, sẽ cố gắng hình thành hạ tầng viễn thông ban đầu để đảm bảo cho các ứng dụng chính phủ điện tử (CPĐT) và cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

- Với những dự án trước đây do Ban quản lý dự án CNTT đảm nhiệm, việc chuyển giao cho Sở sẽ thực hiện ra sao? Sở BCVT Hà Nội có thêm dự án nào không?

- Ban quản lý dự án CNTT là một đơn vị trực thuộc Sở BCVT Hà Nội. Hiện nay, Sở BCVT Hà Nội có bốn đơn vị sự nghiệp: Ban quản lý các dự án CNTT-Viễn thông (đang triển khai chín dự án trọng điểm của TP. Hà Nội), Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội (đến 10/10/2005, toàn bộ tòa nhà sẽ đi vào hoạt động), Trung tâm Đào tạo CNTT Hà Nội (dự kiến hoàn thành bước I vào giữa năm 2005), và Công ty Quản lý Đầu tư - Phát triển các Khu Công nghệ Phần mềm của Hà Nội (sắp thành lập). Ngoài ra, tạm thời một đơn vị cũng thuộc Sở là Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội. Khi nền tảng công nghệ của cổng giao tiếp hoàn thiện, bộ phận này sẽ chuyển về Văn phòng UBND TP. Hà Nội.

- Trong bốn trụ cột của ngành BCVT, Hà Nội sẽ tập trung vào lĩnh vực nào: Đào tạo nhân lực, phát triển công nghiệp hay hạ tầng,...?

- Để phát triển công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phải kết hợp ba yếu tố: thị trường, tiếp cận nguồn vốn và nguồn nhân lực.

Ngay từ kế hoạch 1996-2000, 2001-2005, Hà Nội đều nhận thức rằng đào tạo nhân lực CNTT là điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải đạt được. Trong những năm vừa qua, Hà Nội đã dành một số kinh phí đầu tư khá lớn cho lĩnh vực đào tạo. Cụ thể, đã có hàng ngàn lượt cán bộ công chức của Thành phố được đào tạo về CNTT ở nhiều mức độ ứng dụng khác nhau. Vào khoảng tháng 6, tháng 7 tới, chúng tôi sẽ xây dựng xong giai đoạn I của Trung tâm Đào tạo CNTT Hà Nội, đặt tại Trung Hòa - Nhân Chính. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNTT-VT Hà Nội có một môi trường đào tạo giá rẻ để phát triển nguồn nhân lực.

Soạn: AM 240677 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Các doanh nghiệp CNTT-VT sẽ được vay vốn từ Quỹ Đầu tư Mạo hiểm của TP. Hà Nội.

Về mặt thị trường, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ từ Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội, sắp tới lãnh đạo Thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại về lĩnh vực CNTT-VT để mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp.

Về nguồn vốn, chúng tôi sẽ cố gắng ra đời "hình dạng" một cái Quỹ theo hình thức đầu tư mạo hiểm, trong đó TP. Hà Nội đứng ra bảo trợ để đầu tư cho các doanh nghiệp CNTT-VT.

Bước tiếp theo, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch dài hạn cho năm 2006-2010 nhằm đạt cho được bốn mục tiêu. Hà Nội dứt khoát phải đi đầu cả nước trong lĩnh vực xây dựng CPĐT hướng công dân. Các dịch vụ thường ngày của người dân sẽ dần từng bước trực tuyến. Hiện nay, có 19 dịch vụ hành chính công đã được trực tuyến, như cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh... tiến tới cấp thị thực xuất nhập cảnh qua mạng. Mục tiêu thứ hai, mà giai đoạn 2005-2006-2010 phải đạt được là hình thành và phát triển ngành công nghiệp CNTT. Mục tiêu thứ ba: Hà Nội phải có chính sách để hỗ trợ và bảo đảm một nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp CNTT cũng như Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước hiện nay và định hướng xây dựng CPĐT. Cuối cùng là từ 2006 đến 2008, quyết tâm hoàn thành cơ bản về hạ tầng VT và CNTT bảo đảm mọi nhu cầu về kinh tế, xã hội, hành chính và an ninh quốc phòng.

- Thưa ông, chương trình cụ thể về xúc tiến đầu tư mà Thành phố định triển khai trong năm nay là gì?

- Theo kiến nghị của các doanh nghiệp CNTT và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam, Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động đầu tư và xúc tiến thương mại đối với một số thị trường trọng điểm là Mỹ, Nhật Bản và một phần của thị trường Hàn Quốc. Ngay trong tháng 2 tới, một đoàn công tác do lãnh đạo Thành phố dẫn đầu sẽ đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Dự kiến, sẽ có những bản thỏa thuận hợp tác giữa chính quyền TP. Hà Nội và Seoul, Tokyo, cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

- Xin cám ơn ông!

Yến Hà (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,