221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
558144
Giảm cước viễn thông để sẵn sàng hội nhập
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Giảm cước viễn thông để sẵn sàng hội nhập
,

Đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bưu chính viễn thông (BC-VT), đến nay, Việt Nam (VN) đã đầu tư xây dựng ba cổng kết nối quốc tế, tám trạm mặt đất Intelsat và InterSputnik với khả năng cung cấp các đường kết nối trực tiếp tới gần 30 nước trên thế giới. Bốn trung tâm viễn thông quốc tế đã được lắp đặt ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Bình Dương... Ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ lãnh đạo của ngành BC-VT về những vấn đề này tại hội thảo “Mở cửa thị trường BC-VT” vừa tổ chức tại TPHCM:

Thứ trưởng Bộ BC-VT
Đặng Đình Lâm: Sẵn sàng, nhưng cũng nên cẩn trọng

Soạn: AM 227494 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân luôn lớn.(ảnh: Hải Yến).

Hệ thống viễn thông nước ta đang hướng tới hội nhập hoàn toàn với khu vực và thế giới. Về vấn đề công nghệ, do chúng ta chủ trương đi thẳng lên công nghệ mới, tiên tiến nên hiện nay có thể khẳng định rằng công nghệ viễn thông VN đã ngang bằng với các nước trong khu vực, kể cả về mạng điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet.

Về giá cước, tính đến thời điểm này, phần lớn giá cước các dịch vụ viễn thông của VN đã ngang bằng với nhiều nước trong khu vực. Việc tiếp tục giảm giá cước viễn thông là một xu hướng tất yếuVN đã chuẩn bị sẵn sàng cũng là cách để hội nhập. Như vậy, công nghệ và giá cước viễn thông là hai vấn đề mà chúng ta không lo ngại.

Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường viễn thông cần hết sức cẩn trọng. Thời gian qua, chúng ta đã mở rộng thị trường viễn thông trong nước, cụ thể là đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới, không thuộc Bộ BC-VT được cấp phép tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông, từ cố định, di động đến Internet, viễn thông vệ tinh…

Thế nhưng việc mở cửa thị trường viễn thông VN đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để viễn thông VN tham gia thị trường nước ngoài hoàn toàn cần phải có lộ trình cụ thể.

Lộ trình này tùy thuộc vào quá trình đàm phán gia nhập WTO của VN. Tức là, quá trình đàm phán gia nhập WTO của VN sẽ chi phối cụ thể, trực tiếp đến việc ngành viễn thông VN trong gia nhập khu vực và thế giới. Gia nhập như thế nào, thời điểm nào, dịch vụ nào gia nhập trước, dịch vụ nào sau… là những vấn đề mà chúng ta cần tính toán thật sự kỹ càng, cẩn trọng để không bị mất thị trường khi mở cửa hội nhập hoàn toàn.

Ông
Nguyễn Thành Hưng, vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ BC-VT): Cơ hội nhiều, thách thức cũng nhiều

Tính đến nay, ngành BC-VT đã đáp ứng được một số yêu cầu của hội nhập. Cụ thể: VN đã ký kết hợp tác chuyên ngành với tất cả các nước ASEAN trong các lĩnh vực Telmin, Telsom và CCS. Trong khối APEC, đã xây dựng và thực hiện IAP theo hướng minh bạch hóa, đã triển khai MRA và hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập.

Đối với Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: đã cam kết thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thành lập liên doanh (vốn Mỹ =< 50%), cung cấp dịch vụ gia tăng Internet (từ 12/2004), cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản (vốn Mỹ=<49%) vào 10/12/2005, và cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ thoại (vốn Mỹ=<49%) vào 10/12/2007.

Điều đáng lưu ý là: Yêu cầu đàm phán của các nước trong WTO rất cao, họ đòi hỏi phải mở cửa hầu hết các lĩnh vực nhạy cảm, như: tăng vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu được trực tiếp khai thác, cung cấp dịch vụ đến tận khách hàng… Điều này, trên thực tế sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.

Bên cạnh các mặt thuận lợi là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường ra quốc tế và người tiêu dùng hưởng lợi, các thách thức lớn mà ngành BC-VT phải đương đầu là năng lực cạnh tranh yếu kém (vốn, công nghệ và cơ chế quản lý…), khó duy trì đội ngũ cán bộ năng lực có năng lực, trình độ cao (do thu nhập tại các doanh nghiệp nước ngoài hấp dẫn hơn)… nên từ chỗ thị trường bị chia sẻ sẽ dẫn đến nguy cơ mất dần thị trường nếu chúng ta không sớm có biện pháp khắc phục.

Ông
Trịnh Đình Khương, tổng giám đốc Saigon Postel Corp: Bốn vấn đề cần lưu ý khi hội nhập

Để quá trình hội nhập diễn ra nhanh hơn mà các doanh nghiệp VN vẫn đứng vững được, theo tôi cần phải lưu ý đến bốn vấn đề chủ yếu như sau:

Thứ nhất, mặc dù trong thời gian gần đây, những cơ chế chính sách của nước ta đã từng bước đáp ứng được nhu cầu thực tế, giúp cho các doanh nghiệp mới phát triển tốt nhưng, nhìn chung, những chính sách, cơ chế đó vẫn chưa thực sự đầy đủ, cụ thể, kịp thời và có tính đột phá.

Thứ hai, mặc dù đã có nhiều có gắng về việc phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng ngành viễn thông VN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như tốc độ phát triển của thị trường. Đây là điểm yếu của viễn thông VN.

Thứ ba, các công ty, doanh nghiệp trong nước cần phải nâng cao, hoàn thiện nội lực của mình hơn nữa, nhất là đối với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường viễn thông; trong đó, vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phải được đặc biệt coi trọng, bởi đây là vấn đề rất cần thiết cho quá trình hội nhập, phát triển lâu dài.

Thứ tư, cần phải có những chính sách tạo vốn đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành công nghệ thông tin, viễn thông để tạo đà cho phát triển bền vững… Riêng với những doanh nghiệp mới như Viettel, Saigon Postel, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi trong việc cho thuê kênh, cổng, đường kết nối. Nếu có thể thì cho tất cả các doanh nghiệp được sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông mà Nhà nước đã đầu tư xây dựng (tất nhiên là sẽ trả phí). Như thế, sẽ giúp cho các doanh nghiệp mới có cơ hội phát triển, đứng vững trên thị trường trong nước và từng bước hướng ra thị trường quốc tế. 

(Theo SGGP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,