221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
503764
Tháng 3/2008: Thêm tuyến cáp quang biển Bắc-Nam
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Tháng 3/2008: Thêm tuyến cáp quang biển Bắc-Nam
,

(VietNamNet) - Dự kiến dung lượng tuyến cáp quang này là 80Gbps. Bên cạnh đó, Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng sẽ có thêm hai tuyến cáp quang biển nối VietNam-Hong Kong-Singapore và VietNam-Hong Kong.

Tiếp tục vươn xa...

Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), thuộc VNPT, hiện đang quản lý khai thác các hệ thống cáp quang quốc tế kết cuối tại Việt Nam là T-V-H, SEA-ME-WE 3 và hệ thống CSC. Ngoài các hệ thống cáp quang này, VTI còn quản lý và khai thác các hệ thống cáp quang quốc tế không kết cuối tại Việt Nam nhằm cung cấp dung lượng nối tiếp các hệ thống  T-V-H và SAE-ME-WE 3 đi các quốc gia khác trong khu vực, châu Mỹ và châu Âu như hệ thống APC, APCN, RJK, China-US...

Việt Nam cũng đã tham gia vào các mạng cáp quang biển  lớn nhất thế giới và khu vực, kết nối với trên 240 nước trên thế giới. Các mạng cáp quang biển T-V-H, CSC, SEA-ME-WE 3 cùng với hệ thống vệ tinh đã có hơn 5.000 kênh thông tin, dung lượng kết nối đi quốc tế đã vượt qua con số 8000 Mbps, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu trao đổi của người dân.

Có thể nói: Mạng lưới  truyền dẫn viễn thông quốc tế của VNPT là cơ sở hạ tầng quốc gia nhằm đáp ứng mọi nhu cầu kết nối quốc tế của mọi đối tượng khách hàng. Mạng lưới cáp quang sẽ góp phần cung cấp, đáp ứng nhu cầu dung lượng truyền dẫn quốc tế của các dịch vụ truyền thống và dịch vụ Internet, VoIP, VPN, MegaVNN...

... Vì nhu cầu của khách hàng vẫn rất lớn

Theo số liệu dự báo của các chuyên gia về viễn thông, trong thời gian tới, dịch vụ điện thoại quốc tế được dự báo vẫn sẽ là dịch vụ chính. Mục tiêu chiến lược cho dịch vụ này của VNPT là phấn đấu duy trì thị phần về điện thoại quốc tế của VNPT/VTI luôn ở mức trên 60% tổng thị phần điện thoại quốc tế toàn Việt Nam; tăng lưu lượng, đặc biệt là tăng lưu lượng IDD, giữ vững thị phần VoIP trước các đối thủ khác. Việc mở rộng, phát triển các dịch vụ gia tăng, truyền thống như HCD, Collect-call... và việc tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ quá giang hơn nữa với nhiều đối tác nhằm mục đích thu hút thêm hơn nữa lưu lượng từ bên ngoài... vẫn đang là mục tiêu phát triển các dịch vụ viễn thông quốc tế của VNPT.

Việc phát triển, cung cấp thuê kênh riêng quốc tế (IPLC) cho các khách hàng mạng dùng riêng đạt 10% với các loại hình truyền dịch vụ truyền số liệu đa dạng như X.25, Frame Relay, Internet, Leased IP, VPN. Mặt khác, theo xu hướng cạnh tranh hội nhập, xuất hiện các doanh nghiệp mới kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế như VoIP, IXP nên nhu cầu thuê kênh tốc độ cao (từ E1 trở lên) là rất lớn. Tỷ lệ tăng trưởng cho các nhu cầu hiện nay đạt mức 100-150%/năm từ nay tới năm 2005, đặc biệt là nhu cầu kết nối Internet.

Số liệu dự báo của dịch vụ thuê kênh riêng và dự báo nhu cầu sử dụng dung lượng đường truyền dẫn quốc tế của VDC và các doanh nghiệp khác giai đoạn 2004-2015 cho thấy nếu như năm 2004 tổng E1 là 76 kênh thì tới năm 2010 lên tới 164 kênh (tăng 2,1 lần) và 2015 sẽ là 213 kênh (tăng 2,8 lần). Một khách hàng lớn của VTI là Công ty Điện toán và Truyền Số liệu VDC với thị phần chiếm 85% so với các doanh nghiệp mới, có nhu cầu thuê kênh lên tới hàng ngàn Mbps: năm 2005 là khoảng 3.800 Mbps, năm 2010 khoảng 35.000 Mbps (tăng gấp 9,2 lần so với năm 2005).

Làm thế nào để sớm phục hồi khi hệ thống cáp quang biển gặp sự cố?

Trao đổi với VietNamNet về vấn đề luôn được các khách hàng quan tâm này, ông Hồ Công Lâm - phó giám đốc Công ty VTI nói: "Hiện nay, khi khách hàng có nhu cầu thuê kênh riêng hay kênh cung cấp dịch vụ thoại, ký hợp đồng với VTI, phần giá cước phải trả cho VTI đã bao gồm cả cước khôi phục khi gặp sự cố. Tuy nhiên, VTI chỉ cung cấp 1/2 kênh, phần còn lại là của đối tác nước ngoài mà khách hàng đăng ký thuê ở đầu bên kia.

Có hai loại hợp đồng khách hàng có thể sử dụng để đăng ký thuê với đối tác nước ngoài: hợp đồng có khôi phụchợp đồng không khôi phục. Với hợp đồng có khôi phục, khi có sự cố về cáp quang biển, khách hàng sẽ được doanh nghiệp cung cấp đường truyền nhanh chóng tìm mọi cách để khôi phục.

Hiện nay, VNPT cũng đang có kế hoạch xây dựng lại giá cước thuê kênh có khôi phục và không khôi phục để khách hàng lựa chọn.

Tuy nhiên, mục tiêu và cũng là trách nhiệm của nhà cung cấp đối với khách hàng là đảm bảo  an toàn về mạng lưới ở mức cao nhất".

Chuẩn bị gì cho tương lai?

Đứng trước những nhu cầu phát triển rất lớn này, nhà cung cấp đường truyền luôn phải quan tâm đến mạng lưới của mình. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu thuê kênh và đường truyền của các doanh nghiệp mới, hiện VTI vẫn sử dụng hầu hết trên tuyến cáp quang biển SEA -ME -WE 3. Điểm yếu của tuyến cáp quang biển này là nếu xảy ra sự cố, đặc biệt là nhánh rẽ vào Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mạng Internet. Chính vì vậy, để có thể đáp ứng được đường truyền, lưu lượng, và đặc biệt là đảm bảo an toàn về mạng lưới là điều doanh nghiệp phải nghĩ tới.

Mục tiêu chiến lược của VNPT/VTI trong việc phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế sang nước khác, việc tối ưu hoá mạng cáp quang biển trong tương lai đã được tính đến và quan trọng hơn cả là xây dựng một tuyến cáp quang biển mới vừa mang tính chất dự phòng vừa có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cáp quang biển cung cấp dịch vụ thoại, Internet, truyền số liệu, quảng bá cho kênh truyền hình, truyền dẫn của các Bộ, ngành và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho mạng trục Bắc Nam. Dung lượng lớn nhất của tuyến cáp quang này sẽ lên tới 80Gbps, sử dụng công nghệ DWDM và hệ thống quản lý mạng đồng trục. Dự kiến đến tháng 3/2008, tuyến cáp quang trên biển Bắc-Nam sẽ được đưa vào sử dụng.

Hiện tại, VTI đã có hai tuyến cáp quang trên biển là tuyến T-V-H nối Thái Lan-Việt Nam-Hong Kong và tuyến SEA-ME-WE 3 nối châu Âu-châu Á. Trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục tham gia xây dựng hai dự án tuyến cáp quang biển nối Việt Nam-Hong Kong-Singapore và tuyến Việt Nam-Hong Kong với điểm cập bờ Đà Nẵng.

Với việc khai thác triệt để những mạng cáp quang biển quốc tế kết cuối tại Việt Nam và hệ thống cáp quang không kết cuối tại Việt Nam, hiện nay, các trạm vệ tinh mặt đất chủ yếu sử dụng cho các dịch vụ truyền thống là một trong số những đường truyền dự phòng cho các hệ thống cáp quang quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có phương án tham gia đầu tư xây dựng hệ thống cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE 4 kết nối Singapore tới Pháp, từ Singapore về Việt Nam sử dụng dung lượng trên hệ thống VHS. 

Dự kiến khai thác dung lượng cáp quang quốc tế (2004-2015)

Với hệ thống TVH đưa vào khai thác từ năm 1995, % sử dụng của năm 2004 là 84%, năm 2005 sẽ là 86% và từ các năm sau đó đến 2015 là 88%.

Tuyến CSC phần đất Việt Nam: Nếu năm 2004 chỉ sử dụng hết 26% thì năm 2005 lên tới 58% (tăng 2,2 lần), 2006 là 70% (tăng 2,7 lần), 2007 là 87% (tăng 3,3 lần) và từ 2008 trở đi sẽ là 100% (tăng 3,8 lần).

Trên SEA-ME-WE 3: % sử dụng năm 2004 là 15%, 2005 là 73% (tăng 4,8 lần) và từ 2006 trở đi sẽ là 100% (tăng 6,6 lần).

Trên TPC-5, năm 2004 là 63%, 2005 là 66%, 2006 là 73%, 2007 là 77% và những năm sau đến 2015 là 98%.

Trên CHINA-US: dung lượng sử dụng từ 2004 là 100%.

Trên APCN, % sử dụng: 2004, 2005 là 46%, 2006 là 47%, 2007 là 48% và từ các năm sau đó đến 2015 là 49%.

Thuỷ Nguyên 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,