221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
591856
Mỹ và EU khác biệt về "văn hoá mobile"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Mỹ và EU khác biệt về 'văn hoá mobile'
,

Với sự lựa chọn của các chính phủ và các công ty viễn thông, trong khi dân teen ở Athens, Georgia "nấu cháo" điện thoại cố định 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày thì những bạn bè đồng lứa của họ tại Athens, Hy Lạp lại nhắn 4 cái tin SMS bằng ĐTDĐ.

Uỷ Ban châu Âu tại Brussel, Bỉ hoàn toàn tự hào với vai trò chủ động quảng bá một chuẩn di động thống nhất trên toàn Liên minh châu Âu. Còn Uỷ ban Viễn thông Liên bang tại Washington lại hãnh diện về vai trò của tổ chức này trong việc để cho thị trường "tự quyết". 

Trong khi dân teen ở Mỹ trò chuyện di động xả láng ...

 Châu Âu coi việc chuẩn GSM được sử dụng rộng rãi như thước đo của sự thành công. Hiện nay, chuẩn này đã được hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới công nhận và tham gia vào những dịch vụ điện thoại multimedia thời thượng bậc nhất.

Tất nhiên, hệ thống GSM cũng tồn tại ở Mỹ. Chỉ có điều, nó không phải là hệ thống duy nhất. Cùng song hành với GSM là khá nhiều chuẩn khác, thậm chí chúng còn mâu thuẫn với nhau. Thực tế này đã phản ánh rõ nét chính sách để thị trường tự quyết định áp dụng chuẩn nào của người Mỹ. "Theo quan điểm của Uỷ ban, viễn thông không dây cho tới nay vẫn là thị trường cạnh tranh nhất và sáng tạo nhất", chủ tịch Michael Powell của FCC đã từng tuyên bố như vậy hồi năm ngoái.

Một bản báo cáo của FCC cho biết người sử dụng di động tại Mỹ dù đàm thoại nhiều hơn vẫn chỉ phải thanh toán ít hơn người châu Âu, và coi đây là bằng chứng chứng tỏ "thị trường Mỹ cạnh tranh một cách có hiệu quả" so với Nhật và cựu lục địa. Thế nhưng tỷ lệ sở hữu di động tại châu Âu lại cao hơn ở Mỹ, cụ thể là 8/10 so với 6/10. Và nếu như các hãng cung cấp dịch vụ di động tại Tây Âu đạt doanh thu tới 142 tỷ USD trong năm 2004 thì các đối thủ của họ tại Mỹ chỉ khiêm tốn với con số 104 tỷ USD.

Sóng phập phù

GSM, chuẩn duy nhất của châu Âu, viết tắt của Hệ thống viễn thông di động toàn cầu, có lượng khách hàng cao hơn hẳn so với hệ thống đa chuẩn của Mỹ.

"Bạn không thể sử dụng mọi loại di động tại tất cả mọi nơi trên đất Mỹ, bởi ba hệ thống chuẩn hiện hành tại Mỹ không tương thích với nhau, và điều này gây hạn chế không nhỏ cho người sử dụng", một nhà phân tích cho biết.

...thì dân teen châu Âu lại thả phanh nhắn tin SMS cho đỡ "Lục Tốn"

Sóng di động của Mỹ phập phù, thậm chí "rớt" hoàn toàn khi ở trong một căn hộ gần Viện Chuẩn và Công nghệ quốc gia tại vùng ngoại ô Maryland của thủ đô Washington. Điều mỉa mai là cơ quan này được lập ra để thiết lập các chuẩn nhất quán. Tình hình cũng không khá hơn khi điện thoại di động của bạn lạc vào khu nông trại ở ngoại ô Los Angeles. Tại những nơi này, một đường điện thoại cố định là không thể thiếu.

Trong khi đó, người châu Âu hoàn toàn có thể nói lời giã từ với điện thoại cố định. Tại sao họ phải lo chứ? Mạng GSM hoạt động ở gần như tất cả mọi nơi, không chỉ trong nhà, trong các căn hộ chung cư cao tầng hay văn phòng "đóng hộp" mà ngay giữa lòng khu mỏ muối ở Ba Lan, hoặc bãi biển đầy gió ở County Donegal, phía bắc Ai len, sóng cũng "đầy" tới ngọn. Trục trặc chỉ xảy ra duy nhất trên tàu hoả mà thôi.

 Trong GSM có chứa hệ thống tin nhắn ngắn SMS và hệ thống này tương thích với mọi loại máy tại châu Âu. Nhiều người Mỹ có SMS hoặc BlackBerry Wireless, song không phải là tất cả. Người Mỹ đã biến voicemail (tin nhắn lời) thành "một phần tất yếu của cuộc sống", khi nó thay thế cho các tín hiệu bận của điện thoại. Một cuộc trò chuyện vẫn diễn ra bằng cách trao đổi voicemail!

Trong khi đó, người châu Âu lại thường bỏ qua tính năng này, mặc dù họ sở hữu những phiên bản voicemail cực kỳ hiện đại và sành điệu. Di động của họ có thể tự động gửi thông báo "1 cuộc gọi lỡ" và tên người gọi cho chủ máy. Họ có thể gọi lại kể cả khi không có bất cứ một tin nhắn nào được gửi đi. Mọi người thường dùng SMS để để lại lời nhắn, và cảm giác mà SMS để lại bao giờ cũng khác với voicemail hay email.

Tính theo phút vs cước phí cố định

Cước phí điện thoại là nguyên do chủ yếu làm nên sự khác biệt văn hoá điện thoại giữa Mỹ và châu Âu. "Giá cả ảnh hưởng đến hành vi của con người đối với điện thoại, giống hệt như với mọi khía cạnh khác của cuộc sống vậy", Dermot Glynn, chủ tịch Kinh tế học Châu Âu, một trung tâm tư vấn tại London, nhận định.

Theo truyền thống, người châu Âu trả tiền theo phút đối với cả điện thoại cố định lẫn di động. Dân teen tiết kiệm tiền bằng cách gửi các tin nhắn SMS giá rẻ thay vì thực hiện cuộc gọi và tất nhiên là chẳng mất xu nào khi nhận tin nhắn gửi đên. Còn người Mỹ thì khốn khổ hơn: bất cứ ai có SMS, dù gửi hay nhận đều phải trả tiền cả.

Trước đây, người Mỹ thường trả một khoản tiền cố định mỗi tháng và họ có thể thực hiện các cuộc gọi nội hạt không giới hạn. Nhưng giờ đây, quyền lợi này của họ đã được mở rộng ra phạm vi cả nước Mỹ, cũng có nghĩa họ không bị hạn chế bất cứ điều gì, dù là bao nhiêu cuộc hay bao nhiêu lâu cũng vẫn chỉ phải nộp từng ấy tiền thuê bao. Hệ quả tất yếu từ hai hệ thống tính tiền khác biệt này là:

- Người Mỹ gọi điện thoại nhiều hơn. Mức cước cố định cũng giúp thúc đẩy Internet bởi đường điện thoại quay số không bị tính tiền theo phút như ở châu Âu.

-- Người châu Âu cho số điện thoại di động của mình một cách thoải mái và công bố chúng ngay trên danh thiếp. Họ chẳng phải trả khoản tiền nào khi nhận được một cú di động trong nước gọi đến cả.

--Người Mỹ thì lại phải trả tiền khi nhận được điện thoại di động, và vì vậy, họ ít phát tán số điện thoại của mình hơn.

Ở châu Âu, dù giữa lòng mỏ hay trên bãi biểu hẻo lánh, bạn vẫn vài tốt di động.

-- Các thuê bao di động Mỹ khi trả tiền thuê bao hàng tháng sẽ được cung cấp một thời lượng (tính bằng phút) sử dụng nhất định. Các hãng viễn thông cạnh tranh nhau bằng cách tung ra những gói dịch vụ cung cấp các cuộc gọi miễn phí trên toàn quốc vào ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần.

-- Những gói dịch vụ cung cấp tại châu Âu hạn chế hơn nhiều so với ở Mỹ, nhất là về mặt địa lý (nội hạt và ngoại tỉnh). Bất chấp các cuộc điều tra của Uỷ ban châu Âu, các hãng di động tại đây vẫn tính cước cao tới 1 euro/phút để gửi hoặc nhận cuộc gọi từ nước ngoài.

- Người châu Âu tự mua điện thoại cho mình và dễ dàng thay đổi nhà cung cấp hoặc số điện thoại bằng cách chuyển sang dùng SIM card khác. Vì vậy, đôi khi khách du lịch vẫn mua thẻ SIM giá rẻ để sử dụng ở nước ngoài và họ được nhận miễn phí các cuộc gọi trên một số điện nội hạt mới.

Giờ đây, sự cập bến của những chiếc điện thoại tốc độ cao 3G sẽ sớm tạo ra những thay đổi về mặt văn hoá của riêng nó. Nhiều khả năng, châu Âu và nước Mỹ rồi sẽ lại khác nhau.

Cầm Thi (Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,