221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
590208
E-mail công sở: Không có chỗ cho "bí mật riêng tư"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
E-mail công sở: Không có chỗ cho 'bí mật riêng tư'
,

Sau vụ Boeing sa thải giám đốc điều hành Harry Stonecipher hôm chủ nhật vừa qua, người ta đã rút ra được hai "kinh nghiệm xương máu". Stonecipher bị đuổi "thẳng cổ" ngay sau khi các quan chức của hãng nhận được tin mật rằng ông này có quan hệ "lằng nhằng" với một nhân viên dưới quyền.

 

Nguyên tắc số 1: Nếu bạn là một quan chức cao cấp, người có quyền đề ra và thực thi các quy định nghiêm ngặt về nội quy công sở giống như Stonecipher, đừng bao giờ "ăn chả" tại nơi làm.

Nguyên tắc số 2: Nếu bạn trót vi phạm nguyên tắc 1, vì sự sống còn của mình, đừng bao giờ gửi những tin nhắn "bày tỏ tình cảm quá mức" tới đối tượng bằng hệ thống email nội bộ của công ty.

Theo người cung cấp tin (từ chối tiết lộ danh tánh) xác nhận trong cuộc phỏng vấn của tờ Wall Street Journal ngày hôm qua, vụ "léng phéng" của Stonecipher đã bị hãng chú ý chỉ bởi một... lá thư mà đính kèm theo nó là một email có hình "sexy". Tất nhiên người gửi không ai khác chính là ông này.

Soạn: AM 310175 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

Liệu người lao động có quyền bất bình với những hình thức xem trộm email hay voicemail của họ như vậy hay không? Các hành động theo dõi bàn phím thì sao? Suy cho cùng, một người chỉ tiến hành các hoạt động giao tiếp, liên lạc của mình trong văn phòng khi họ cảm thấy được an toàn khỏi những ánh mắt theo dõi.

Vấn đề là họ chỉ Tưởng như vậy mà thôi.

Các chuyên gia nói rằng: Quyền riêng tư cá nhân của một nhân viên khi anh ta tiến hành liên lạc trên các thiết bị của hãng chỉ có thể miêu tả bằng một cụm từ duy nhất: không tồn tại.

"Các nhân viên đừng bao giờ ảo tưởng về chuyện mình có riêng tư cá nhân tại môi trường nhiệm sở", Evan Spelfogel, một luật sư chuyên về các vấn đề lao động tại New York, khuyến cáo.

Các hãng luật không ngừng thúc giục những ông chủ tập đoàn nhắc nhở một cách định kỳ các nhân viên của họ rằng: tất cả điện thoại, máy tính và máy fax đều thuộc sở hữu của hãng, rằng hãng có quyền giám sát và kiểm tra bất cứ cái nào trong số đó, hoặc bất cứ hoạt động giao tiếp nào mà chúng tạo ra, bất cứ lúc nào, bất cứ vì lý do gì.

Hiến pháp Hoa Kỳ và luật của một số bang bao vệ quyền riêng tư cá nhân của các nhân viên làm việc trong cơ quan công quyền. Do đó, những người làm việc cho chính phủ sẽ được bảo vệ "bí mật" tốt hơn các đồng nghiệp của họ tại các công ty tư nhân.

Là bởi vì các ông chủ tư nhân có rất nhiều đặc quyền hợp pháp: Họ có quyền nghe tất cả các cuộc điện thoại từ nơi khác gọi đến hoặc gọi đi, mặc dù ở một số bang như Washington, các bên đàm thoại phải được thông báo là họ đang bị giám sát. Rồi nữa, họ được quyền ghi lại tất cả các số điện thoại mà nhân viên của họ đã gọi. Họ có thể ước lượng % thời gian máy tính không được sử dụng hoặc ở trong trạng thái idle. Họ có thể xem màn hình máy tính từ xa để kiểm tra xem người dùng máy đang nhìn cái gì.

 

Mặc dù các ông chủ nên cảnh báo nhân viên về những đặc quyền này của họ, song họ không có nghĩa vụ bắt buộc phải làm như vậy. Ngay cả toà án cũng ra phán quyết rằng nếu một ông chủ có hứa hẹn với nhân viên rằng "Nội dung giao tiếp của anh được bí mật đấy" thì họ cũng không cần phải tôn trọng lời hứa đó, nhất là khi nghi ngờ nhân viên có hành vi sai trái.

Các hoạt động liên lạc bằng điện tử không những bị can thiệp một cách thoải mái mà chúng còn được lưu lại một cách vô hạn định trong hồ sơ của các ông chủ. Các file số hoá, bao gồm email và phần lớn dạng voicemail, lúc đầu thường được lưu trong một hoặc nhiều máy chủ của hãng. Từ đây, chúng được chuyển vào băng catset, CD hoặc DVD rồi lưu vào "thư viện" trong nhiều năm. Tuổi đời của chúng chỉ bị giới hạn duy nhất bởi độ bền của các dạng băng đĩa này mà thôi.

Giá trị pháp lý: "e-mail... sa, gà chết!"

Bạn nghĩ rằng sẽ thoát khỏi mọi trò theo dõi ma mãnh bằng cách xoá sạch email và voicemail đi chăng? Tin buồn nhé, kể cả thế thì chúng vẫn còn sống sờ sờ chừng nào hãng chưa tự tay xoá chúng đi. Những file bạn xoá từ ổ cứng của máy tính có thể dễ dàng được khôi phục lại bằng những phần mềm bán rộng rãi trên thị trường.

Một số ví dụ gần đây về việc email "phản chủ":

 - Một loạt email trao đi gửi lại giữa cựu giám đốc tài chính Michael Sears của Boeing với Darleen Druyun, con gái một nhân viên của Air Force. Sears đã gặp và tuyển dụng Druyun khi cô này vẫn còn khả năng ảnh hưởng tới các quyết định thu mua của Air Force và kết quả là cả hai cùng bị sa thải vào tháng 11/2003.

- Một bức email gửi cho Merrill Lynch đã được trình lên bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử lừa đảo của bị cáo L.Dennis Kozlowski, cựu giám đốc điều hành của Tyco International. Theo nội dung trong thư, hãng này đã được thuê để sắp xếp một vụ mua bán trái phiếu trị giá tới 2,1 tỷ USD vào năm 1999, coi như phần thưởng dành cho việc đã tuyển dụng nhà phân tích Phua Young.

Những email được đánh dấu "Riêng tư" cũng được ông chủ của bạn mở ra đọc dễ dàng hệt như các email bình thường. Kể cả trường hợp hãng có cung cấp công nghệ mã hoá cho nhân viên - để các email họ gửi cho nhau, hoặc giữa nhân viên với khách hàng, không bị người ngoài đọc trộm - hãng vẫn có quyền và khả năng đọc chúng như thường.

Chưa hết, ngay những email trao đổi qua các dịch vụ Web như Hotmail và Yahoo! cũng bị can thiệp và sử dụng làm bằng chứng chống lại nhân viên nếu chúng được gõ hay đọc trên máy tính công ty, Beth Givens, giám đốc Trung tâm Quyền Cá nhân, cho biết. Tương tự, tin nhắn IM cũng không được bảo vệ.

Đến lúc này, có vẻ như chỉ còn mỗi tin nhắn SMS gửi đi từ ĐTDĐ, dù ngay giữa giờ làm việc và ngay trong nhiệm sở, là còn giữ được riêng tư. Tuy nhiên, nhận định trên sẽ trở nên "sai bét",  nếu chiếc "tít tít" này cũng là do công ty cung cấp nốt . Đó là chưa kể các ông chủ còn có quyền theo dõi hành trình của nhân viên thông qua công nghệ GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) tích hợp trong ĐTDĐ họ đưa cho nhân viên dùng. Đa số các trường hợp, nhân viên hoàn toàn không hay biết gì về chuyện này.

Có vẻ như giờ còn mỗi tin nhắn SMS là bảo đảm "an toàn"

Một bộ luận liên bang vào năm 1986 có quy định việc ông chủ can thiệp vào hoạt động liên lạc của nhân viên là phạm pháp, chỉ có điều là trong những điều kiện vô cùng ngặt nghèo, như công ty sử dụng một hệ thống email không phải của mình chẳng hạn. "Hiếm khi nào luật pháp lại bảo vệ người làm công ăn lương", Spelfogel chua chát.

Các doanh nghiệp có vô khối động cơ để giám sát các hoạt động liên lạc của nhân viên. Việc sử dụng email hoặc mạng Internet vào những mục đích "không thích hợp" có thể gây ra hiện tượng "quấy rối" nội bộ và nghi ngờ lẫn nhau. Email mà các giám sát viên gửi cho nhau, bàn chuyện sa thải nhân viên cũng được coi là bằng chứng cho hành vi sai trái. Các email phỉ báng gửi đi nơi khác cũng có thể trở về để kéo công ty vào một vụ kiện xúc phạm danh dự.

"Các công chủ có trách nhiệm hợp pháp là bảo vệ các nhân viên của họ khỏi những môi trường làm việc thù địch, và việc này đòi hỏi họ phải kiểm soát mọi công nghệ sử dụng tại nhiệm sở".

  • Cầm Thi (Theo Seattle-IP)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,