221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
589918
Châu Á gây dựng hình tượng "Trung tâm công nghệ"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Châu Á gây dựng hình tượng 'Trung tâm công nghệ'
,

Châu Á không chỉ còn là nơi cung cấp lao động giá rẻ hay các kỹ năng lập trình thuần tuý. Năng lực phát minh và sáng tạo của châu lục này ngày càng khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng. Báo cáo của Đại học Kinh tế Harvard (HBS) trong cuộc hội thảo kinh tế Châu Á. 

Soạn: AM 309348 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Các quốc gia châu Á hoàn toàn có thể sử dụng những ưu thế về chi phí thấp và sự thành thạo trong lập trình phần mềm để thu hút hợp đồng gia công thô từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, không bằng lòng tại đó, châu lục này đang nhanh chóng nâng cao thang giá trị của mình, với mục tiêu: thách thức vị trí độc tôn của nước Mỹ về phát minh công nghệ.

Hay nói như cách của giáo sư Warren McFarlan của HBS thì các nhà nghiên cứu tại Mỹ sẽ sớm phải lo ngại mất việc vào tay các đối thủ "da vàng mũi tẹt".

Các cuộc tranh luận đã thực sự bùng nổ xung quanh chủ đề "Hiện tại và Tương lai của phát minh tại châu Á", trong suốt thời gian diễn ra Hội thảo Kinh tế Châu Á diễn ra vào cuối tháng trước tại Đại học Kinh tế Harvard.

Soạn: AM 309354 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các công việc cổ trắng sẽ sớm được chuyển giao sang châu Á. Trên ảnh là giao diện một website thiết kế của Ấn Độ.

Một cuộc thăm dò gần đây với 200 hãng, hầu hết số đó nằm trong danh sách Top 500 của Fortune, đã cho thấy "một xu hướng không thể đảo ngược" rằng: các công việc "cổ-trắng" sẽ được chuyển dần sang châu Á.

Theo Arie Lewin, giáo sư kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Kinh tế Quốc tế (CIBER), nơi tài trợ cho cuộc thăm dò, thì một trong những phát hiện quan trọng nhất là: đa số các công ty đều không cảm thấy ngần ngại về vấn đề bảo mật hay sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động gia công thô tại châu Á. Nếu như trước kia, nhu cầu tìm kiếm phần mềm dự phòng để đối phó với Y2K thúc đẩy các công ty Mỹ xuất khẩu việc làm thì giờ đây, nó lại bắt nguồn từ chính sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia công nghệ đủ trình độ và kỹ năng ngay tại nước Mỹ.

Ấn Độ - điểm đến lý tưởng

Những người phúc đáp cho biết nhiều khả năng họ sẽ "xuất khẩu" công việc sang những nước sau: Ấn Độ (69%), Trung Quốc (8%), Philippines (5%), Mỹ Latinh (5%), Đông Âu (4%) và Caribê/Mêhicô (2%).

Soạn: AM 309368 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Theo Lewin thì phạm vi những việc được gia công thô sẽ ngày càng được mở rộng, không chỉ giới hạn trong lập trình phần mềm và các dịch vụ tương tự mà sẽ phát triển ra nghiên cứu,  thiết kế - cơ khí và chức năng HR.

Pramathesh Rath, tổng lãnh sự quán của Ấn Độ tại New York, nhấn mạnh rằng nước này đang đẩy nhanh thang giá trị gia tăng trong lĩnh vực công nghệ của mình. Bằng chứng là công việc thiết kế các loại màn hình plasma, hay ngay cả iPod của Apple cũng được thực hiện tại Ấn Độ. Tình trạng cạn kiệt nhân tài và chảy máu chất xám nặng nề tại nước này trong thập niên 90 đã bị đẩy lùi sau sự xì hơi của cơn sốt dot-com. Phần lớn các tài năng giờ đã quay trở về cố hương và đang cống hiến sức mình để phát triển các lĩnh vực dược, viễn thông và phần mềm. Ý tưởng, sức người và tài chính, tất cả đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của xu hướng "phát minh", thay vì làm thuê, tại đất nước Ấn Độ vào thời điểm hiện nay.

Soạn: AM 309392 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

John Deng, CEO kiêm chủ tịch của hãng chip Vimicro của Trung Quốc thì cho rằng công ty của ông chính là "bằng chứng" xác thực nhất về trình độ phát minh  tại quốc gia hơn 1 tỷ dân này. Vimicro hiện đang sở hữu khoảng 400 bằng sáng chế công nghệ và là nhà cung cấp chip xử lý camera cho PC hàng đầu thế giới. "Chúng tôi đã chuyển từ "sản xuất tại Trung Quôc" sang "thiết kế tại Trung Quốc", Deng nói.

Bài học từ Bộ nhớ

Chắc chắn nước Mỹ sẽ chẳng dại gì mà ngừng nền công nghiệp "phát minh" của mình lại. Công nghệ là một "người công bằng vĩ đại", một thành phần vô cùng quyền năng: nó có thể phóng cả một công ty, một ngành công nghiệp hay thậm chí một quốc gia lên đỉnh cao thế giới trong một sớm một chiều. Nhận định đó được đưa ra bởi Kiyotaka Fujii, chủ tịch kiêm CEO của SAP. Bài học này đã được Nhật Bản rút ra từ những năm 80, khi nước này "nổi" lên một cách xuất chúng trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp bán dẫn, chẳng hạn như bộ nhớ. Tuy nhiên, Nhật đã sớm tự mãn với thành quả của họ và không lâu sau thì bị Hàn Quốc qua mặt. Chính bằng công nghệ ưu việt, Hàn Quốc đã hạ đo ván Nhật Bản và nhảy lên phía trước.

Soạn: AM 309416 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Quan trọng hơn, các quốc gia trong khu vực có những mối quan hệ làm ăn, kinh doanh mật thiết và trên quy mô lớn với nhau. Chính yếu tố này đã giúp khu vực, với tư cách một tổng thể, trở nên hùng mạnh hơn. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc trong vòng hai năm qua. Lý do để họ chọn Trung Quốc không chỉ vì tiềm năng tiêu thụ khổng lồ mà còn vì nguồn lao động sản xuất thạo nghề tại đây.

Theo giáo sư McFarlan thì rõ ràng là châu Á đã được hưởng lợi từ khả năng "chuyển giao công việc" của Internet đi khắp thế giới một cách dễ dàng, không loại trừ cả những công việc đòi hỏi kỹ năng cao. "châu Á đang cạnh tranh trong một cuộc đua công nghệ toàn cầu", ông nói. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà nghiên cứu của Mỹ sẽ sớm phải đối mặt với những nguy cơ mất việc, giảm lương mà các đồng nghiệp kỹ sư phần mềm của họ đã và đang gặp phải.

Cầm Thi (Theo Business Week)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,