221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
589948
Hàn Quốc rầm rộ thử nghiệm Giải trí di động
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hàn Quốc rầm rộ thử nghiệm Giải trí di động
,
Trong vòng vài tháng tới, các công ty Hàn Quốc sẽ đua nhau khai trương các dịch vụ truyền thông multimedia vệ tinh và mặt đất cho ĐTDĐ. Đây được coi là trận chiến thương mại đầu tiên trên mặt trận nội dung video số dành cho loại thiết bị thời thượng này.
Soạn: AM 309680 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đó là một vụ đặt cược trị giá nhiều triệu USD cho một ván bài được nhận định là vô cùng hấp dẫn. Nếu thành công, họ có thể xác lập tiền lệ để các công ty di động khắp nơi trên thế giới nhảy vào thị trường cung cấp dịch vụ xem video, nghe nhạc và nhận thông tin trả tiền.

Hàn Quốc, quốc gia của những người tiêu dùng cực kỳ sành điệu về công nghệ, có thể dành hàng tiếng thời gian chết trong tàu điện ngầm và xe buýt để ôm lấy cái "tít tít" của mình, gửi tin nhắn hay chơi game, chính là lãnh địa đầu tiên cho cuộc thử nghiệm. Đây cũng là một trong những nước có mạng băng thông rộng phát triển mạnh nhất thế giới.

Tại Mỹ, hồi tháng trước Verizon Communications đã khai trương một dịch vụ multimedia 3G có tên VCAST giới hạn trong một số thành phố có lắp đặt mạng lưới băng thông rộng EV-DO của hãng này. Với 15 USD mỗi tháng, dịch vụ cung cấp cho bạn nhiều video clip ca nhạc, phim, cũng như thời sự, phục vụ màn hình tí hon của những mẫu điện thoại do chính Verizon cung cấp. Những mẫu này chính là sản phẩm thiết kế và chế tạo của hai gã khổng lồ của Hàn Quốc là LG Electronics cùng Samsung Electronics.

Theo Anthony Townsend, một nhà nghiên cứu kế hoạch tại đại học New York thì đợt thử nghiệm lần này của Hàn Quốc sẽ được các nước khác "dán mắt" theo dõi một cách sít sao vì nhiều nguyên nhân. Hàn Quốc đã quá quen với công nghệ băng thông rộng từ nhiều năm nay, do đó, họ có khả năng chịu đựng cao hơn đối với các hạn chế của công nghệ này. Trong khi đó, người Mỹ luôn trông chờ thiết bị di động của họ hoạt động được với tốc độ của... truyền hình cáp, một yêu cầu làm... "bó tay" các nhà cung cấp dịch vụ. "Verizon rồi sẽ gặp khó đây".

Đầu tư cho tương lai

Soạn: AM 309682 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Chính phủ Hàn Quốc kỳ vọng rằng những khoản đầu tư hào phóng vào nền kinh tế số sẽ tạo thêm lực đẩy cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trên trung bình của nước này. Họ dự đoán rằng truyền thông multimedia sẽ tạo ra thêm 160.000 việc làm mới trong vòng 10 năm nữa, đạt doanh thu tổng cộng 13 tỷ USD từ bán sản phẩm và các dịch vụ gia tăng.

TU Media là hãng đầu tiên "gõ cửa" khi khai trương một dịch vụ phát sóng vệ tinh miễn phí hồi tháng trước. Tín hiệu nội dung sẽ được truyền đi từ một vệ tinh mà hãng này hợp tác cùng phóng với Mobile Broadcasting, một công ty của Nhật Bản vào tháng 3 năm ngoái.

Hàn Quốc hiện đang sử dụng chuẩn Truyền hình Multimedia số (DMB) độc quyền của mình. Chuẩn này được phát triển từ chuẩn Truyền thanh số (DAB) rất thông dụng tại châu Âu. Nhật Bản cũng sử dụng DAB trong truyền thông vệ tinh, tuy nhiên quốc gia này lại có một hệ thống các chuẩn truyền hình mặt đất khác của riêng mình.

Cả LG và Samsung đều đầu tư mạnh tay cho DMB và hy vọng chuẩn này sẽ được ứng dụng rộng rãi tại châu Âu. Bộ Thông tin của Hàn Quốc đã thành lập hẳn một lực lượng đặc biệt chịu trách nhiệm vận động hành lang để châu Âu sử dụng DMB, trong khi các công ty Hàn Quốc thì chịu trách nhiệm trưng bày các model và dịch vụ DMB hấp dẫn. Tuy nhiên, họ đã gặp phải trở ngại lớn khi Viện chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) lại chọn một công nghệ đối thủ là Truyền hình video số - cầm tay (DVB-H), làm chuân chính thức hồi tháng 11 vừa qua, dù ETSI vẫn khuyến cáo đây chỉ là chuẩn tự nguyện chứ không bắt buộc.

Soạn: AM 309686 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Vệ tinh MBSAT2 mà TU Mobile hợp tác phóng cùng Mobile Broadcasting

Điều đó cũng có nghĩa là cánh cửa chưa phải đã sập hẳn trước mũi các công ty Hàn Quốc. Mới đây, LG đã quảng bá rầm rộ cho chuẩn DMB tại Hội thảo 3GSM diễn ra tại Cannes với nội dung: yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ít hơn chuẩn DVB-h, bởi dịch vụ DAB hiện đã có sẵn ở nhiều nước.

TU Media dự định cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh có thuê bao vào tháng 5 năm nay, với cước phí khoảng 12 USD/tháng. Khi được triển khai hoàn toàn, truyền thông vệ tinh của TU Media sẽ cung cấp tới ĐTDĐ 14 kênh video và 22 kênh audio. Hãng này đã ký hợp đồng với các hãng sản xuất truyền thông để cho ra lò các bộ phim video, vở kịch và video clip ca nhạc ngắn dành riêng cho "tít tít" để phát sóng.

Các quan chức của hãng dự đoán rằng khoảng 600.000 người sẽ mua ĐT tương thích với dịch vụ truyền thông vệ tinh này, cũng như đăng ký thuê bao dịch vụ chỉ trong năm 2005. Xa hơn, trong vòng 5 năm nữa, con số đó có thể tăng lên tới 6,6 triệu thuê bao.

Một thị trường cạnh tranh

Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, TU Media sẽ phải đối mặt với một loạt đối thủ truyền thông mặt đất đáng gờm. Cuối tháng này, Uỷ ban truyền thông Hàn Quốc sẽ chọn ra ba công ty truyền thông và ba liên minh (mỗi liên minh bao gồm hàng chục công ty) để tiến hành cung cấp dịch vụ truyền thông mặt đất.

Soạn: AM 309684 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Bốn nhà truyền thông lớn nhất Hàn Quốc đã đệ đơn tham gia. Truyền thông mặt đất sẽ hoàn toàn miễn phí, bởi chính phủ Hàn Quốc nghiêm cấm thu tiền những gì được coi là truyền thông công cộng. Chính vì vậy, các công ty ủng hộ hệ thống mặt đất cho rằng nếu không có phí thuê bao hàng tháng (một số người đề xuất mức này là dưới 5 USD), sẽ rất khó thu hồi được các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng đắt đỏ ban đầu.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là về lâu dài, liệu các nhà cung cấp truyền hình cáp và vệ tinh có thể cạnh tranh được với các hãng truyền thông multimedia lớn vô cùng "chịu chơi" khi chi hàng triệu USD mỗi năm để làm cho chương trình hấp dẫn hơn hay không?

Người chiến thắng trong cuộc đua có lẽ chính là kẻ nào có thể nhanh chóng xây dựng được một cơ sở khách hàng thuê bao dịch vụ lớn nhất. TU Media hiện có 30% cổ phiếu nằm trong tay SK Telekom, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Hàn Quốc. Do đó, hãng này cũng chính là "ứng cử viên" có ưu thế nhất.

Ban đầu, giới quan sát cho rằng cả truyền hình multimedia mặt đất và vệ tinh đều có thể song song tồn tại và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt kỹ thuật chỉ cho phép người tiêu dùng chọn một trong hai, bởi điện thoại di động không thể cùng lúc kiểm soát được cả hai tín hiệu.

Mẫu điện thoại duy nhất xem được truyền thông vệ tinh hiện nay trên thị trường là SCH-100 của Samsung, loại điện thoại có màn hình xoay đầu với giá trên 700 USD. Các nhà sản xuất khác cũng đang rục rịch tung hàng vào thị trường, song giá cả sẽ vẫn ở mức cao hơn những mẫu điện thoại không có chức năng thu sóng vệ tinh. Mặc dù vậy, theo thời gian, hai yếu tố giá thuê bao dịch vụ và giá thiết bị sẽ cùng giảm xuống để có thể thực sự trở thành một dịch vụ đại trà. Lúc đó, đúng như lời Townsend nói, "công nghệ này quả thật có một tiềm năng không thể thấy hết được".

Cầm Thi (Theo PC World)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,