221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
573310
Bangalore đối mặt nguy cơ "rác điện tử"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Bangalore đối mặt nguy cơ 'rác điện tử'
,

Một "quả bom" hẹn giờ đang treo lơ lửng trên đầu Bangalore, thủ phủ "công nghệ cao" của Ấn Độ. Nguy hiểm hơn, phần lớn trong số 6 triệu cư dân tại đây vẫn không mảy may hay biết đến sự tồn tại của "quả bom" này.

Soạn: AM 262469 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

Là nơi cư ngụ của hơn 1200 hãng công nghệ trong và ngoài nước, Bangalore khó lòng thoát khỏi danh sách  những thành phố bị báo động đỏ với nạn rác điện tử. "Những chiếc máy tính lỗi thời, các thiết bị điện tử bị đào thải, những thứ rác điện tử khác là thảm hoạ thực sự đối với môi trường và sức khỏe con người", Shetty Sreenath, một chuyên gia tái chế rác điện tử cho biết. 

"Nếu không hành động ngay, chúng ta sẽ phải hứng chịu một môi trường bị ô nhiễm và rất nhiều trẻ em khuyết tất trong tương lai". Cùng với lời cảnh báo này, Sreenath đã đứng ra thành lập "lò thiêu" rác điện tử đầu tiên tại châu Á ngay giữa lòng Bangalore. "Tại đây, chúng tôi không chôn cũng không đốt các loại rác điện tử. Chúng tôi tiêu huỷ rác thông qua một quá trình tái chế hoá chất... khô". 

Hiểm hoạ sức khoẻ

Các loại rác điện tử, bao gồm máy tính, tủ lạnh, ti vi và ĐTDĐ chứa đựng trong chúng hơn 1000 loại hoá chất độc hại khác nhau. Một số hoá chất như berili, tìm thấy bên trong các bo mạch chủ, hay cadmi bên trong điện trở và chip bán dẫn, đều vô cùng độc hại và có thể gây ra bệnh ung thư

Chưa hết, hoá chất crom trong đĩa mềm, chì trong pin và màn hình máy tính hay thuỷ ngân trong pin kiềm, đèn huỳnh quang đều gây tác hại xấu đến sức khoẻ con người

Các quan chức của Hội đồng chống ô nhiễm Bangalore đã bừng tỉnh trước mối nguy vô hình này. Trong một chương trình hợp tác giữa Ấn Độ và Đức có tên HAWA (dự án quản lý rác nguy hiểm), chính quyền Bangalore đã xây dựng một nhà máy xử lý rác điện tử trên diện tích 120 hecta, cách Bangalore 45 km. 

"Rác điện tử cũng giống như loại thuốc độc ngấm chậm. Sau 50 năm, điều gì sẽ xảy đến với môi trường của chúng ta?", Chủ tịch của Hội đồng ô nhiễm  S Bhoomanand Manay chất vấn. Để ngăn chặn nguy cơ này, nỗ lực của một mình chính phủ các nước là chưa đủ. Các doanh nghiệp tư nhân cũng phải nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề, nếu không muốn chết ngập trong rác điện tử sau vài thập kỷ nữa.

Phớt lờ vì kế sinh nhai

Bước đầu, hội đồng chống ô nhiễm đã đạt được thoả thuận với những công ty công nghệ hãng đầu có trụ sở đặt tại Bangalore. Trong số đó bao gồm cả Infosys, Wipro và IBM. "Chúng tôi dự định mở màn một chương trình tuyên truyền cộng đồng đến từng nhà về rác điện tử. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng", Manay nói. 

Cứ mỗi năm, Bangalore lại phải gánh thêm khoảng 1.000 tấn nhựa, 300 tấn chì, 0,23 tấn thuỷ ngân, 43 tấn nickel và 350 tấn đồng. Khoảng 300 nhà máy công nghiệp cỡ nhỏ đang làm công việc chiết xuất kim loại từ rác điện tử. Những chất thải của quá trình chiết xuất kim loại này chủ yếu đổ vào ống cống và ống thoát nước mưa.  Đó là chưa kể máy tính second-hand từ các nước phương Tây còn tụ về tập kết tại Ấn Độ, phần lớn theo con đường trái phép dưới đường dây của chợ đen. 

Soạn: AM 262473 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Vì sinh nhai, nhiều người làm nghề "đồng nát" điện tử mà chẳng màng tới nguy cơ tổn hại sức khoẻ.

Ngoài Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc cũng là những thị trường tiêu thụ "rác" tại châu Á. Hàng trăm nhà máy tái chế máy tính và thiết bị điện tử bỏ đi trên cả nước Ấn Độ bán lại các bộ phận second-hand cho các doanh nghiệp lắp ráp máy tính tư nhân. Đại đa số các công nhân tái chế làm việc bằng tay trần, không hề có găng tay bảo hộ và chiết xuất các kim loại quý như vàng hoặc bạc bằng phản ứng hoá học trực tiếp.  "Đây là công việc kiếm cơm của tôi. Tôi chẳng quan tâm đến nguy cơ sức khoẻ", Jabbar, một người chuyên buôn bán phế liệu điện tử cho biết. "Những ai không đủ tiền mua hàng mới, tốt đều tìm đến đây. Tôi chẳng thấy công việc làm ăn này có gì sai trái cả". 

Những người như Jabbar và suy nghĩ của họ không khỏi khiến cho Sreenath và các đồng sự buồn lòng. "Thật đáng buồn. Phần lớn họ đều chưa được giáo dục về vấn đề này. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho mọi người biết về nó. Trên thực tế, một chương trình dành cho học sinh tiểu học và phổ thông đã được triển khai. Trẻ em nên biết ngay cả một cục pin dùng rồi cũng có thể gây ra những hậu quả gì cho sức khoẻ của chúng, gia đình và môi trường sống".

Hiệp hội những nhà sản xuất CNTT của Ấn Độ (MAIT) đã thuyết phục được chính quyền Delhi lập ra một văn phòng liên bang để xử lý và giải quyết rác điện tử. Theo Toxics Link, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại delhi thì mỗi năm, Ấn Độ lại sản sinh ra số rác điện tử trị giá 1,5 tỷ USD.

Cầm Thi (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,