221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
567182
Viễn thông: Hy vọng cho nạn nhân sóng thần
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Viễn thông: Hy vọng cho nạn nhân sóng thần
,

Trước khi con sóng tử thần này san bằng ngôi nhà và cuốn con gái mình đi, Umar Bin Adam chưa bao giờ sử dụng máy tính. 

Soạn: AM 247255 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Viễn thông sẽ thắp sáng hy vọng tìm lại người thân của những nạn nhân sóng thần.

Giờ đây, ngồi trong một trại tị nạn tạm thời trên một hòn đảo của Indonesia, anh đang hì hụi bấm những con số trên chiếc điện thoại vệ tinh, vừa mừng vừa lo vì nhờ có công nghệ cao mà anh có thể lần tìm ra đứa con gái thân yêu của mình.

''Đối với tôi, đây thực sự là sự giúp đỡ có ý nghĩa. Giờ đây, tôi có thể hy vọng sẽ liên lạc được với gia đình mình'' - Bin Adam, 38 tuổi, cho biết sau khi sử dụng thiết bị cầm tay màu đen kết nối với chiếc đĩa thú tín hiệu gần bên, cho phép truyền những thông điệp của anh vào không gian.

Hàng ngàn nhân viên cứu trợ nước ngoài đổ về các khu vực châu Á bị động đất và sóng thần hôm 26/12 gây thiệt hại nặng nề nhất, mang theo những chiếc điện thoại, radio và máy tính. Các trạm truyền thông tại một số vùng sâu vùng xa nhất trên thế giới cũng đang được tu sửa.

Mọi người trong các khu vực bị ảnh hưởng mạnh hy vọng nhân viên cứu trợ sẽ để lại các thiết bị trên sau khi hoàn thành công việc. Các nhân viên cứu trợ cho biết ít nhất các mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) mà họ đang xây dựng lại sẽ phần nào khuyến khích người dân nơi đây có thêm hy vọng. 

Các nhân viên nhân đạo tập trung vào các điện thoại vệ tinh và các kết nối Internet từ xa bởi những công cụ mới nhất này sẽ giúp họ điều phối hoạt động phân phát hàng cứu trợ đến các khu vực.

Tại tỉnh Aceh, phía Bắc Sumatra, Indonesia - khu vực gần tâm điểm động đất nhất và bị ảnh hưởng của sóng thần nặng nề nhất - mật độ phủ sóng của điện thoại rất kém và tín hiệu thường xuyên bị ngắt quãng do thảm hoạ đã tàn phá nhiều trạm thu phát tín hiệu ĐTDĐ. Nhiều nhân viên cứu trợ nước ngoài phải chuyển sang hệ thông di động qua vệ tinh. Hiện có hai mạng dành cho điện thoại vệ tinh cầm tay và các hệ thống máy tính xách tay với băng tần rộng hơn có thể truy cập Internet.

 
Soạn: AM 247259 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thảm hoạ sóng thần đã cuốn trôi tất cả. 

Tại thủ đô Banda Aceh, những đợt chấn động và những con sóng đã cuốn đi vô số quán cà phê Internet, nhiều người sống sót đã mất ĐTDĐ trong khi cố chạy đến nơi an toàn. Đường dây điện thoại bị đứt ở nhiều nơi. Khu vực này đã có 106.000 người bị chết trong thảm hoạ. 

Ericsson AB (Thuỵ Điển) và các công ty viễn thông lớn khác đang giúp xây dựng lại các mạng ĐTDĐ đã bị hư hại ở châu Á. Ericsson đã ủng hộ mười trạm thu phát cho hệ thống mạng của Banda Aceh, cùng với hàng trăm ĐTDĐ và nhân viên. Motorola Inc tại Mỹ cho biết họ đã góp gần 3 triệu USD tiền mặt và các thiết bị.

Dag Nielsen, đội trưởng đội phản ứng thảm hoạ của Ericsson cho biết mạng di động của Banda Aceh sẽ được cải thiện với công nghệ GPRS có khả năng truyền dữ liệu lớn hơn các hệ thống mạng cũ. Các nhân viên cứu trợ sẽ là người đầu tiên sử dụng công nghệ này, ngoài ra nó sẽ giúp ích cho người dân Aceh trong một thời gian dài. Nielsen cho biết chưa có kế hoạch gì về việc tháo dỡ mạng di động đã được tu bổ của Banda Aceh khi người nước ngoài rời đi. Trước kia, Nielsen đã từng giúp thiết lập một hệ thống mạng viễn thông ở thủ đô bị chiến tranh tàn phá - Kabul - của Afghanistan. 

Tại Sri Lanka, Ấn Độ, các quan chức vẫn duy trì các kết nối giữa quân nổi dậy và các lực lượng của chính phủ nhằm ngăn chặn khả năng cuộc chiến bùng nổ trong tình cảnh hỗn loạn hiện nay tại quốc gia này. ''Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với cả hai phía bằng ĐTDĐ và điện thoại vệ tinh'', Helen Olafsdottir -phát ngôn viên cho phái đoàn giám sát Sri Lanka nói. Phái đoàn này hiện đang giám sát cuộc ngừng bắn từ năm 2002. Ở Ấn Độ hiện đã có gần 31.000 người thiệt mạng. 

Nhóm cứu trợ Telecoms sans Frontieres (Viễn thông không biên giới) của Pháp sẽ giúp những người như Bin Adam liên lạc với người thân bằng cách thiết lập các điện thoại vệ tinh tại các trại tị nạn.

Trong khi lớp trẻ ở Aceh đã quá quen thuộc với việc lướt web và tán ngẫu trên ĐTDĐ thì những người đứng tuổi lại tỏ vẻ lúng túng trước công nghệ hiện đại này. Chương trình hỗ trợ của Liên minh Châu Âu nhằm mục đích kết nối lại những gia đình bị ly tán và tạo cơ hội cho những người sống sót giải toả cảm xúc và nỗi kinh hoàng của mình. ''Thảm hoạ này khiến mọi thứ trở nên đảo lộn, vì vậy việc nói chuyện và giải phóng cảm xúc của mình với bạn bè, người thân là rất quan trọng'' John Abo người có nhiệm vụ vận hành các điện thoại thiết lập trong một trại nằm ở khu vực phía Nam Banda Aceh. Ở đây hiện có 1000 người sống sót trú ngụ. 

Bọn trẻ nhếch nhác nhìn những chiếc điện thoại đen nhỏ bằng hộp giày được kết nối bằng một đường dây đến những chiếc đĩa nhỏ được đặt cách đó mấy bước chân như một vật từ trên trời rơi xuống.

Bin Adam cau có cúp máy. Không có dấu hiệu gì về con gái anh, Juliana, anh đã nhìn thấy nó lần cuối ở nhà vào sáng hôm 26/12. Có một điều mà tất cả ngành công nghệ cao siêu này không thể làm gì để giúp Bin Adam được. Những con sóng hung dữ đã cướp đi đứa con gái thân yêu và nhà cửa của anh cùng với cuốn sổ ghi tất cả số điện thoại của bạn bè và người thân. Giờ đây anh chỉ nhớ một số và gọi đi gọi lại với hy vọng mong manh! 

Phương Thuý (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,