221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
561182
Bức tranh CNTT thế giới 2004: Thêm nhiều mảng sáng
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Bức tranh CNTT thế giới 2004: Thêm nhiều mảng sáng
,
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) thế giới đã khép lại năm 2004 với những điểm nhấn như Google phát mãi chứng khoán, nguy cơ bảo mật lan tới điện thoại di động (ĐTDĐ), PeopleSoft chấp nhận bán mình với giá 10,3 tỷ USD cho Oracle, IBM bán bộ phận máy tính cá nhân (PC) cho Lenovo của Trung Quốc, EU phạt Microsoft độc quyền 613 triệu USD... Những mảng sáng trong bức tranh CNTT toàn cầu đã nhiều hơn, cùng với sự phục hồi của ngành công nghệ. VietNamNet xin gửi tới bạn đọc danh sách mười sự kiện CNTT thế giới đáng chú ý nhất trong năm, theo bình chọn của Toà soạn.

I. Sự thành công của Google

Soạn: AM 235531 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai sáng lập viên Sergy Brin và Larry Page của Google.

Hai chàng trai trẻ Sergy Brin và Larry Page, với thuật toán tìm kiếm thông minh trên web, đã sáng lập Google và tạo ra một thị trường mới mẻ đầy triển vọng của ngành công nghệ: Tìm kiếm trên web và dịch vụ quảng cáo theo yêu cầu từ khoá.

Microsoft buộc phải thừa nhận một sự thực phũ phàng là đã bỏ lỡ thị trường tìm kiếm web, đồng thời thề sẽ bám đuổi Google. Các đại gia Internet khác như AOL, Yahoo! cũng nhanh chóng nhảy vào cuộc đua tìm kiếm sau khi giật mình trước cú bứt phá ngoạn mục của Google.

Xác định đối thủ là Microsoft, Google đã nhanh chóng lấn sân vào thị trường tìm kiếm trên desktop, đưa ra những công cụ và dịch vụ trên lãnh địa độc tôn của người khổng lồ phần mềm - máy tính cá nhân Windows.

Với những thành quả đầy ấn tượng, Google đã quyết định phát mãi chứng khoán (IPO) ra thị trường cổ phiếu. Đây là một sự kiện khiến giới truyền thông tốn khá nhiều giấy mực. Một phía cho rằng chưa thể tin cậy vào sự phát triển của một doanh nghiệp non trẻ như Google, phe đối lập cho rằng đây sẽ là cơ hội đầu tư ngàn năm có một. Hai thị trường chứng khoán nổi tiếng nhất nước Mỹ liên tục vận động để "chài kéo" Google niêm yết, với kết quả là Nasdaq đã vượt qua New York. Các cổ phiếu đầu tiên của Google đã khiến các nhà đầu tư chứng khoán hài lòng với mức lãi suất rất hẫp dẫn.

Đồng sáng lập Google tuyên bố chưa vội vàng với IPO
Phát mãi chứng khoán - canh bạc của Google
Google cảnh báo nguy cơ IPO
Google nộp các kế hoạch phát mãi chứng khoán IPO

Google chuẩn bị công cụ mới để kích thích doanh thu
Google vô địch tìm kiếm web, nhưng còn nhiều thử thách
Google, Microsoft sẽ ''choảng'' nhau trên Desktop
Google đẩy mạnh dịch vụ tìm kiếm tin tức
Google News: Báo hiệu cái chết của báo chí săn tin?

Yahoo và Google tranh giành thị trường tìm kiếm
Microsoft sẽ mua Google?
Google ''dàn trận'' chống Yahoo tại Trung Quốc
Google khai trương công cụ tìm kiếm quảng cáo mới
Cuộc đối đầu Microsoft - Google (phần 1): Một cuộc chiến tìm kiếm cận kề 

II. Châu Âu xử phạt Microsoft độc quyền

Sau vụ điều tra kéo dài năm năm về hoạt động độc quyền và thao túng thị trường của Microsoft, Uỷ ban châu Âu (EC) đã khởi đầu vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Microsoft từ cuối năm 2003. Tuy nhiên, phải tới năm 2004, vụ việc mới được phán xử.

Động cơ ban đầu của vụ kiện là hãng phần mềm đa phương tiện Real cáo buộc Microsoft đã lợi dụng ưu thế độc tôn trên thị trường hệ điều hành PC của mình để chèn ép các đối thủ cạnh tranh trên thị trường phần mềm giải trí số. Phần mềm Windows Media đã được cài đặt sẵn cùng với Windows, loại bỏ khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác.

EC đã tuyên phạt Microsoft 497 triệu euro (613 triệu USD) vào tháng 3, đồng thời yêu cầu Microsoft phải có một số thay đổi đối với hệ điều hành Windows. Theo yêu cầu của Uỷ ban, tháng 6 là thời hạn chót để Microsoft cung cấp cho các nhà sản xuất máy tính châu Âu một phiên bản Windows không có phần mềm Windows Media Player. Microsoft đã thỉnh cầu lên Uỷ ban châu Âu EU để xin dàn xếp vụ kiện bằng tiền và bị từ chối. Sau đó, Microsoft đã chủ động xin nộp phạt để tìm cách kéo dài việc tách riêng HĐH Windows không có Media Player.

Uỷ ban châu Âu kiện Microsoft độc quyền (20/07/2004)
Microsoft thử thách uy quyền của EU (20/07/2004)
EU đề nghị trừng phạt Microsoft trong vụ kiện chống độc quyền (20/07/2004)
EU hoãn thi hành án phạt cho Microsoft (20/07/2004)
Microsoft cầu viện toà án cấp cao EU (20/07/2004)
EU xử phạt Microsoft 613 triệu USD vì độc quyền (20/07/2004)
Microsoft 'nộp phạt' 497 triệu euro cho Uỷ ban châu Âu (20/07/2004)

Microsoft: ''Tách rời Media Player là một việc khó khăn'' (20/07/2004)

III. Thị trường chip 2004: Năm buồn Intel, hân hoan AMD

Intel sẽ hồi tưởng lại năm 2004 như một thời kỳ của những khó khăn. Còn AMD? 2004: một kỷ niệm đẹp với những thành công vượt bậc.

Intel đã gặp phải vài sự cố lỗi sản phẩm, phải lùi thời điểm giới thiệu Pentium M thế hệ II từ đầu năm sang tháng 5, Pentium4 được tung ra đúng hẹn vào tháng 2 nhưng đã không cung cấp đủ, một loại chip sử dụng Express 915 đã gặp phải một sự cố lỗi sản xuất vào tháng 6. Intel cũng bị tồn kho do thừa cung trong quá trình sản xuất một loại chip mới.

AMD giành được gần 16% thị phần về số lượng bộ xử lý tiêu thụ được trong quý III, lãi 12 cent/cổ phiếu. Chip AMD nhận được sự chấp nhận của thị trường đối với chip Athlon 64 cho PC và Opteron cho các máy chủ, Sun và HP đã thiết lập quan hệ đối tác với AMD và đưa chip Opteron vào máy chủ của mình. Sản phẩm chip Athlon 64 bit đã qua mặt Intel, chủ yếu xuất hiện trong các model cao cấp hơn, cũng đã mở đường đến nhiều hệ thống hơn trong năm qua.

Không chịu kém Intel, AMD cũng tuyên bố sẽ tung ra sản phẩm chip lõi kép vào năm 2005, hứa hẹn sẽ tiếp tục là "kỳ phùng địch thủ" của Intel trong năm tới và tương lai xa hơn.

Thị trường chip 2004: Thành công AMD, nỗi đau Intel
Cuộc chiến cạnh tranh AMD - Intel lại nóng (20/07/2004)
Intel tuyên bố sẽ sản xuất chip 64 bit giá rẻ (20/07/2004)

Nóng bỏng cuộc chiến AMD - Intel (24/11/2004) 
AMD đạt doanh thu vượt kế hoạch (20/07/2004)
Intel chiếm lại thị phần của AMD trong quý III (20/07/2004)
AMD cùng HP, Gateway phát triển Media Center PC
AMD phát triển Athlon tại Nhật Bản (20/07/2004)
Ra mắt công nghệ chip lõi kép của Intel (18/09/2004)
AMD ra mắt chip game Athlon 64 FX-53 (20/07/2004)
Transistor 3 cổng: công nghệ mang tính chiến lược của Intel (20/07/2004)
Máy tính Lenovo sẽ chạy chip AMD và ''giải tán'' Intel?

Máy chủ HP ProLiant chạy chip AMD: ''đối chọi'' với Intel!  

IV. Hội chợ CNTT lớn nhất thế giới Comdex bị huỷ bỏ

Các nhà tổ chức của hội chợ Comdex - từng được coi là hội chợ thương mại công nghệ cao nổi tiếng nhất trong thời kỳ bùng nổ cơn sốt dot-com, vừa tuyên bố hội chợ năm 2004 tại Mỹ sẽ bị huỷ bỏ. Lý do là một hình thức hội chợ mới đã được phát triển để thúc đẩy nhu cầu công nghệ một cách hiệu quả hơn.

Hãng MediaLive International, đơn vị tổ chức Comdex, cho biết hội chợ được lên kế hoạch tiến hành vào tháng 11 năm nay tại Las Vegas ''đã được hoãn lại để tái định hình lại quy mô tổ chức sự kiện này, với sự cộng tác của những hãng đi đầu ngành công nghiệp thông tin''.

Hội chợ Comdex 2004 tại Mỹ bị huỷ bỏ (20/07/2004)

V. Oracle tiếp quản PeopleSoft

Sau 18 tháng đàm phán và nhiều "tranh đấu" dai dẳng, cuối cùng ngày 13/12, hãng PeopleSoft cũng "mềm lòng" trước lời đề nghị của Oracle, chấp nhận bán mình với giá 26,5 USD/cổ phiếu, tương ứng với số tiền 10,3 tỷ USD.

Đây từng là sự kiện nổi bật của năm 2003, và năm nay được coi là hiệp II của cuộc sáp nhập "cá lớn nuốt cá bé" gây ầm ỹ này. Đầu tiên, PeopleSoft đã quyết định thâu tóm lại hãng phần mềm doanh nghiệp cạnh tranh yếu thế hơn là J.D. Edwards. Cảm thấy vị thế hãng phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới của mình bị lung lay trước thương vụ sáp nhập này, Oracle đã lập tức phản ứng bằng cách tuyên bố thâu tóm lại PeopleSoft.

Năm 2003 kết thúc bất phân thắng bại, với sự cương quyết cự tuyệt của vị giám đốc PeopleSoft cùng các biện pháp chống thâu tóm như phát mãi thêm cổ phiếu, kiện ra toà, bảo đảm bồi thường cho khách hàng trong trường hợp bị thâu tóm. Năm 2004, Craig Conway, vị giám đốc đã bị Hội đồng Cổ đông của PeopleSoft bãi nhiệm vì những hoạt động điều hành không đặt lợi ích công ty lên hàng đầu mà có tính hiềm khích với nhà lãnh đạo của Oracle. Kết quả, sau một năm rưỡi chiến đấu căng thẳng, với số tiền trả giá tăng từ 5 tỷ lên 10,3 tỷ USD, "người khổng lồ phần mềm" về cơ sở dữ liệu đã nuốt được "con cá" PeopleSoft.

PeopleSoft "xiêu lòng" trước 10,3 tỷ USD (14/12/2004)
Oracle loại CEO PeopleSoft khỏi danh sách nhân chứng

Oracle thúc giục cổ đông PeopleSoft sáp nhập
Oracle ra giá 5,1 tỷ USD để mua lại PeopleSoft
PeopleSoft đáp trả Oracle bằng bảo đảm hoàn tiền
Nỗ lực sáp nhập của Oracle có thể được phê chuẩn
Oracle thúc giục cổ đông PeopleSoft sáp nhập
Oracle cung cấp tài liệu quan trọng trong vụ PeopleSoft
11/5 sẽ có phán quyết về vụ Oracle-PeopleSoft
Oracle dốc hầu bao, quyết mua PeopleSoft với giá 6,3 tỷ
Oracle phản đối phán quyết chống độc quyền của Bộ Tư pháp (20/07/2004)
Oracle mở rộng thời hạn trả giá cho cổ phiếu PeopleSoft
Oracle quyết tâm mua PeopleSoft với giá 7,5 tỷ USD
Cổ đông PeopleSoft kiện chính hãng về vụ Oracle  
30/6: Thời điểm quan trọng cho nỗ lực thâu tóm của Oracle (20/07/2004) 

VI. Cuộc đua dung lượng hòm thư 1GB của Gmail

Phát súng đầu tiên do Google khai hoả, với tuyên bố về một dịch vụ webmail miễn phí có tên GMail cho phép người dùng lưu trữ tối đa 1GB dữ liệu trong hòm thư. Lập tức, quyền lập account GMail (dù là trong quá trình thử nghiệm) đã trở thành một món hàng có giá, được đấu giá trên eBay lên tới khoảng 150 USD.

Trước sức ép nguy cơ bị mất người dùng webmail, Yahoo! và Hotmail đã buộc phải tăng dung lượng hòm thư lên cho khách hàng. Hòm thư Gmail cho phép sử dụng như một ftp server ảo, có thể lập thành một mail server, và sau đó còn hỗ trợ khả năng check qua Outlook bằng giao thức POP3. Một loạt các dịch vụ mail có dung lượng 1GB khác cũng theo đó bùng phát, nhưng không thu hút sự chú ý được nhiều bằng Gmail.

Sử dụng e-mail miễn phí với... Google
Cuộc chiến web-mail miễn phí 1GB bùng nổ (20/07/2004)

Account GMail đấu giá được 150 USD trên EBay
Yahoo nâng dung lượng e-mail lên 100MB (20/07/2004)
Hotmail sẽ nâng cấp hộp thư miễn phí lên 250MB
Dịch vụ Gmail 1GB của Google bị phê phán
Google cân nhắc điều chỉnh Gmail
Spymac cung cấp hòm thư 1GB, nối gót Google
Dự luật 'chống Gmail' bang California được nới lỏng

GMail thêm tính năng "tháu cáy" đối thủ (24/07/2004)
Webmail 1GB lôi kéo cả ''Chúa tể của những chiếc nhẫn'' (20/07/2004)
 

VII. Bùng nổ các thiết bị di động, thị trường nhạc số

Máy thanh toán Edy đang quét và thực hiện giao dịch qua ĐTDĐ hỗ trợ FeliCa.

Thị trường ĐTDĐ và các thiết bị mạng không dây phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh khốc liệt. ĐTDĐ gắn camera trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, cùng các hệ thống mạng không dây phát triển mạnh, xuất hiện các chuẩn mạng không dây mới có tốc độ cao hơn. Các mạng điện thoại 3G xuất hiện hàng loạt với châu Á là điểm nóng, thay thế cho PDA, máy tính xách tay, thậm chí cả thẻ tín dụng và.., ví tiền, TV, máy nghe nhạc số... Các thông số như độ phân giải màn hình, dung lượng bộ nhớ, đường truyền mạng không dây cho ĐTDĐ không ngừng được đẩy mạnh. Ngoài ra, ĐTDĐ cũng được áp dụng công nghệ GPS, trở thành một thiết bị định vị qua vệ tinh đơn giản và tiện lợi.

Cùng chủng loại các thiết bị cá nhân kỹ thuật số, nhạc và máy nghe nhạc số đã trở thành một thị trường béo bở cho các hãng Apple, Sony, Real, với sự thành công sáng chói của dịch vụ nhạc số iTunes và máy nghe nhạc iPod của Apple. Các sản phẩm này đã thay đổi thói quen nghe nhạc của người sử dụng, xóa bỏ việc phải cầm theo hàng chồng đĩa CD khi đi du lịch hoặc công tác. 

NTT DoCoMo "nhét" ví tiền, khoá cửa vào... ĐTDĐ
Năm 2004: Thế giới sẽ tiêu thụ 620 triệu ĐTDĐ
DoCoMo đang... "gieo mầm" ĐTDĐ đa năng (05/09/2004) 
ĐTDĐ Hong Kong: Câu khách bằng ''người đẹp...ảo''
NEC giới thiệu ĐTDĐ tivi và siêu mỏng
Xem video trên màn hình ĐTDĐ 3D - 3 megapixel?
ĐTDĐ MP3 - "sát thủ" tương lai diệt iPod? (20/10/2004) 
TeleNav - Dịch vụ định vị GPS trên ĐTDĐ (10/10/2004) 
Đưa ống kính chống mờ đặc biệt vào ĐTDĐ (13/09/2004)
Thị trường ĐTDĐ "thông minh": Trăm hoa đua nở
Sprint giới thiệu ĐTDĐ xem truyền hình, phim

VIII. Nguy cơ bảo mật Internet và thiết bị di động gia tăng mạnh

Ngay từ đầu năm, các loại virus như Sasser, Netsky, Mydoom đã lập những kỷ lục mới về tốc độ lây nhiễm qua Internet. Xuất hiện nhiều dạng virus nguy hiểm và "quái chiêu" mới, có thể lây nhiễm bằng cách sử dụng các máy tìm kiếm như Google để tìm mục tiêu tấn công, hoặc lây nhiễm vào ĐTDĐ, PDA qua giao thức Bluethooth.

Virus còn trở thành một vũ khí cho các hacker tấn công và chửi nhau, được sử dụng để vô hiệu hoá lẫn nhau với các thông điệp công kích đối thủ.

Nạn lừa đảo qua mạng, còn gọi là phishing, tiếng lóng từ chữ fishing - câu cá, chỉ hành động lừa đảo người dùng qua email để dẫn họ tới các website giả mạo của ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và yêu cầu nhập mã số thẻ tín dụng, mật khẩu tài khoản... gây thiệt hại hàng tỷ dollar.

Các nguy cơ bảo mật trên web mạng Internet cũng trở nên cận kề hơn bao giờ hết. Chỉ cần bấm vào một đường link qua Yahoo! Chat cũng có thể bị dẫn tới một website thiết kế tinh xảo để có thể cài virus vào máy tính nạn nhân. Đơn giản hơn, xem một bức ảnh đuôi JPG trên mạng hoặc qua email cũng có thể bị virus tấn công. Thư rác (spam) đạt đỉnh điểm của sự phát tán, gây thiệt hại nhiều tỷ đô-la cho người dùng và kéo theo các nguy cơ lây nhiễm các virus, phần mềm gián điệp spyware, khiến rất nhiều máy tính bị nhiễm và trở thành các "thây ma sống" zombies, dễ dàng bị huy động vào các công việc phá hoại của hacker như tấn công từ chối dịch vụ DOS, phát tán spam, ăn cắp thông tin bảo mật cá nhân, v.v...

Các hiểm hoạ Internet đang tăng nhanh (21/09/2004) 
Santy - sâu đầu tiên phát tán qua Google (22/12/2004)
Xuất hiện virus lây qua e-mail, tấn công máy chủ SCO
Trung Quốc: 80% máy tính bị nhiễm virus (20/07/2004)
Phát hiện virus tấn công ĐTDĐ đầu tiên trên thế giới
Qua mặt PM bảo mật, virus JPEG lây qua AOL Messenger
Dùng IE? Click quảng cáo cũng dính virus! (23/11/2004)
Cảnh giác với virus... JPEG (29/09/2004)
ĐTDĐ trước hiểm hoạ virus (29/12/2004)
Symantec cảnh bảo virus 64-Bit đầu tiên (20/07/2004)
Chớ coi thường virus trên điện thoại di động! (20/12/2004)
Xuất hiện virus pop-up ''móc túi'' qua web (09/07/2004)
Virus ẩn sau tin nhắn chúc mừng năm mới (31/12/2004)

IX. IBM bán bộ phận máy tính cá nhân cho Lenovo của Trung Quốc

Soạn: AM 215838 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Vào những ngày cuối năm 2004, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng sinh lợi từ bộ phận máy tính cá nhân của mình, IBM đã ký một hợp đồng bán lại bộ phận kinh doanh này cho công ty máy tính Trung Quốc có tên Lenovo. Bản hợp đồng trị giá 1,75 tỷ USD này sẽ biến cả IBM và Lenovo trở thành những công ty có vị thế khác hẳn trên thị trường PC thế giới.

IBM sẽ thu hồi một nguồn vốn lớn, nhưng vẫn có thể cung cấp các sản phẩm máy tính để bàn và laptop nhãn hiệu IBM. Còn Lenovo, sẽ trở thành một nhà sản xuất máy tính lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Dell và HP

Việc Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM là một bước đi nữa trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tự hợp nhất mình vào nền kinh tế của thế giới, khi mà các công ty hy vọng xây dựng các chi nhánh của mình trên toàn cầu bằng cách mua lại các công ty quốc tế.

IBM: Có thể sẽ bán bộ phận Máy tính cá nhân
Trung Quốc - "ông trùm" mới trên thị trường PC toàn cầu
Sự kiện "IBM-Lenovo" tác động gì tới thị trường VN?
 

X. Microsoft phát hành Windows XP SP2

Sau nhiều trì hoãn và gây chờ đợi đến "mỏi cổ", bản nâng cấp Windows XP SP2, được tuyên bố là sự cải tổ lớn nhất về bảo mật cho hệ điều hành Windows cũng đã được phát hành tới người sử dụng. Tuy nhiên, trái với sự trông đợi, nhiều ứng dụng máy tính đã xung đột với bản XP SP2 và không thể hoạt động, cũng như các lỗ hổng bảo mật mới sau khi cập nhật SP2 vẫn tiếp tục xuất hiện.

Một số hãng phần mềm khuyến nghị khách hàng không nên cài bản nâng cấp XP SP2 của Microsoft. Tuy nhiên, xét cho cùng, đối với người dùng cuối, bản XP SP2 đã giúp họ có một hệ thống bảo mật vững chắc hơn, hạn chế được những nguy cơ bảo mật thông thường như virus từ các cửa số pop-up của trình duyệt, xây dựng hệ thống tường lửa cá nhân, với khả năng tự động cập nhật các bản sửa lỗi ngay khi được phát hành thông qua tính năng Auto Update.

Microsoft ra bản beta Windows XP SP2 (20/07/2004)
Microsoft lùi hạn phát hành XP SP2 (20/07/2004
Lại chậm phát hành Windows XP SP2: Thêm một tháng nữa! (13/07/2004)
SP2 và cuộc chiến "triệt hạ" các plug-in (06/09/2004)
Microsoft chính thức tuyên bố phát hành... XP SP2
IBM ''cảnh giác'' với Windows XP Update (11/08/2004)

Bao nhiêu là sự cố khi cập nhật SP2, ôi Microsoft!
Lỗi bảo mật IE "nguy cấp" trong Windows XP SP2
Miếng vá đầu tiên cho XP Service Pack 2 (25/09/2004) 

  • VietNamNet
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,