221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
552356
IBM: Có thể sẽ bán bộ phận Máy tính cá nhân
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
IBM: Có thể sẽ bán bộ phận Máy tính cá nhân
,

Người khổng lồ IBM đang thương lượng để bán lại bộ phận máy tính cá nhân (PC), chấm dứt một nhánh kinh doanh chủ lực từ những năm 1980 của hãng. 

Soạn: AM 214251 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Trong một bước đi có thể làm thay đổi cả ngành công nghiệp máy tính, người khổng lồ IBM đã thương thảo với nhà sản xuất Trung Quốc Lenovo Legend và ít nhất là một khách hàng khác để sang nhượng lại đơn vị kinh doanh PC của hãng. 

Thông tin này được đưa đầu tiên trên tờ New York Times số ra cuối tuần vừa qua. Theo bài báo, giá chuyển nhượng của bộ phận PC có thể lên tới hai tỷ USD. Ngay trong phiên giao dịch sáng hôm qua, giá cổ phiếu IBM đã tăng 1,28%, lên gần 97 USD. 

Kỷ nguyên Máy tính cá nhân

Hơn hai thập kỷ phát triển đã mang lại những thay đổi lớn lao cho ngành công nghiệp máy tính. Hãy cùng điểm lại một số cột mốc đáng chú ý:

1981: IBM giới thiệu loại máy tính 5150, với mức giá 1.565-4.500 USD.

1982: Intel giới thiệu bộ xử lý  6MHz 286. Sun Microsystems và Compaq Computer được thành lập.

1983: Apple Computer giới thiệu loại máy tính Lisa với giá... 10.000 USD. Compaq xuất xưởng loại máy tính xách tay nặng 28 pound. Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows. Sony công bố loại đĩa mềm 3,5 inch, với khả năng lưu trữ 1MB dữ liệu. .

1984: Apple giới thiệu máy tính  Macintosh. IBM giới thiệu PC-AT. Philips công bố đầu đọc CD-ROM cho máy tính. Số lượng host trên mạng  Internet đạt 1.000. Thành lập Dell Computer.

1985: Microsoft xuất xưởng  Microsoft Windows 1.0. Gateway được thành lập với tên gọi Gateway 2000.

1989: Intel phát hành bộ xử lý 25MHz 486. HP kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50.

1990: The World Wide Web ra đời.

1993: Microsoft khai trương Windows NT 3.1. Intel giới thiệu bộ xử lý Pentium 66MHz 

1995: Microsoft phát hành Windows 95 và  Office 95.

1998: Intel phát hành Pentium II 450MHz. Apple xuất xưởng iMac.

2000: Intel phát hành Pentium4 1,5GHz.

2001: Số lượng máy tính bán ra trên toàn cầu từ năm 1981 đạt  835 triệu chiếc. Xuất hiện Apple iPod trên thị trường.

2003: AMD công bố chip Opteron 64-bit và Athlon 64. Intel giới thiệu Pentium M và nhãn hiệu máy tính xách tay không dây Centrino. Lượng máy tính xuất xưởng tăng trở lại, đạt gần 155 triệu máy.  

2004: Gateway hoàn tất việc mua lại eMachines. Intel huỷ bỏ kế hoạch chế tạo Pentium 4GHz.

(Nguồn: Microsoft và CNET News.com)

Theo nhận định của giới phân tích, việc IBM bán lại đơn vị PC cho Lenovo vào lúc này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Bản hợp đồng, nếu được ký kết, sẽ giải phóng IBM - vốn đang từ bỏ dần các sản phẩm hàng hoá - khỏi gánh nặng chèo lái một ngành kinh doanh khó khăn và thường phải chịu lỗ như PC.

Trong khi đó, mối quan hệ theo kiểu liên doanh với Lenovo vẫn cho phép IBM cung cấp dễ dàng các sản phẩm máy tính để bàn và xách tay cho khách hàng.

"Có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khấm khá hơn cho IBM, như dịch vụ toàn cầu và siêu máy tính. Một thoả thuận sang nhượng sẽ giúp IBM rũ bỏ ngành kinh doanh mà theo họ nghĩ là không còn sinh lợi và phi chiến lược." - nhà phân tích Roger Kay của IDC nói. 

Tuy nhiên, IBM cần phải lường trước hết khả năng doanh thu giảm sút từ khối khách hàng tập đoàn, bởi các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng máy tính của IBM như một phương tiện để đạt được các hợp đồng lớn, lợi nhuận cao liên quan đến máy chủ và phần mềm. 

Thời tàn của một kỷ nguyên?

Số phận của đơn vị máy tính cá nhân trong IBM đã là đề tài bàn luận từ nhiều năm qua. Người ta đồn rằng cựu giám đốc điều hành của hãng, ông Lou Gerstner, người từng đưa IBM lên đỉnh cao trong thập niên 1990 nhờ chính sách tập trung cho dịch vụ, đã từng có ý định từ bỏ kinh doanh phần cứng máy tính. Bản báo cáo thường niên của IBM năm 1998 thậm chí còn bao gồm một chương nhỏ với tiêu đề "Kỷ nguyên PC đã chấm dứt", cho phép người ta phỏng đoán rằng IBM, gã khổng lồ phát minh ra ngành công nghiệp PC hiện đại, đang có ý định "dứt áo ra đi". Sự nghi ngờ dấy lên trong giới phân tích Wall Street và giới quan sát khi lợi nhuận do máy tính cá nhân mang lại bắt đầu giảm sút. 

Xu hướng hợp nhất bên trong ngành công nghiệp PC vào thời điểm hiện nay là không thể tránh khỏi. Theo một bản báo cáo công bố hồi đầu tuần trước của Gartner, tới năm 2007, có tới ba trong tổng số mười nhà sản xuất máy tính hàng đầu sẽ buộc phải rời khỏi thị trường máy tính toàn cầu.

Mặc dù bộ phận PC vẫn mang lại lợi nhuận cho IBM trong năm nay, song chiến lược tổng quát của hãng vẫn là từng bước chuyển dần khỏi các sản phẩm dạng hàng hoá như máy tính để bàn và xách tay. Thay vì cạnh tranh với những nhà cung cấp phần cứng như Dell về giá cả, IBM nhắm tới những thị trường kinh doanh thị phần cao hơn, chẳng hạn như dịch vụ tư vấn và phần mềm. Theo định hướng của Palmisano, gia công thô xử lý - trong đó IBM đảm nhận một số chức năng cho khách hàng như quản lý nguồn nhân lực và tài chính - sẽ là một cơ hội kinh doanh trị giá tới 500 tỷ USD cho hãng. Một loạt các vụ tiếp quản gần đây mà IBM tiến hành đều nhằm tăng cường sức mạnh cho bộ phận này. 

"Theo tôi, sở dĩ IBM còn gắn bó với ngành chế tạo máy tính một phần là bởi các khách hàng lớn của họ yêu cầu như vậy. Nhưng những gì xảy ra trong vài năm trở lại đây cho thấy Dell đã trở thành doanh nghiệp máy tính được đánh giá cao hơn." - Mark Stahlman, nhà phân tích tài chính của Caris & Company nhận định - "Trong danh mục đầu tư của IBM, máy tính không có thứ hạng cao lắm". 

Đầu năm nay, IBM đã sáp nhập hai bộ phận chip và phần cứng máy chủ với nhau, trong một nỗ lực nhằm cải thiện công tác thiết kế bộ vi xử lý. Cả hai bộ phận này đều làm ăn rất tốt, hoàn toàn trái ngược với bộ phận máy tính. Ngay trong nội bộ những sản phẩm phần cứng thì máy chủ và lưu trữ cũng có thị phần cao hơn nhiều so với PC. 

Ngọc quý trên vương miện: ThinkPad

Sở hữu dù chỉ là một phần nhỏ của IBM cũng đủ để mang lại cho Lenovo - hiện đang đứng thứ chín thế giới về lượng máy tính xuất xưởng - một cơ hội phát triển công việc kinh doanh  ra toàn cầu. Nó cũng giúp Lenovo đạt được một trong những viên ngọc quý giá nhất đính trên vương miện của ngành công nghiệp máy tính: dòng sản phẩm máy tính xách tay ThinkPad nổi tiếng của IBM. Tuy không bình luận gì về thông tin trên tờ New York Times song Lenovo đã bóng gió nói rằng họ có ý định mở rộng thị trường tại cả Trung Quốc lẫn nước ngoài. Sở hữu trong tay dòng sản phẩm máy tính xách tay của IBM sẽ là phần thưởng đáng giá nhất, khi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, IBM đang là hãng dẫn đầu về thị phần. 

Hiện nay, phần lớn các model ThinkPad của IBM đều được chế tạo tại nhà máy của hãng ở Shenzhen, Trung Quốc. Chính vì vậy, yếu tố địa lý này sẽ là một thuận lợi cho bản hợp đồng diễn ra. 

Cầm Thi (Theo CNET)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,