221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
538012
Kerry: "Outsource đe doạ nền kinh tế Mỹ"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Kerry: 'Outsource đe doạ nền kinh tế Mỹ'
,

Các nhà lập trình và chuyên gia công nghệ của Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn lốc mất việc làm có tên "outsourcing" đang được ứng cử viên Tổng thống Mỹ John Kerry (đảng Dân chủ)tranh thủ cảm tình, với quan điểm chống lại xu thế thuê ngoài của ngành công nghệ.

Soạn: AM 180871 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
John Kerry, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ.

Bản thuyết trình của Kerry cũng nhắc lại một số ý tưởng của ông về duy trì các việc làm thu nhập cao tại Mỹ, nhằm đối phó với xu hướng thuê nhân công nước ngoài, với việc các công ty thi nhau di chuyển những công việc kỹ năng cao sang các nước có mức nhân công rẻ hơn như Ấn Độ. Đây được xem là động thái mới nhất của Kerry trước thềm cuộc bầu cử tổng thống nhằm tấn công ông Bush về phương diện kinh tế. Bush đã từng im lặng về chủ đề "chảy máu" việc làm công nghệ cao ra nước ngoài của Mỹ, nhưng các cố vấn của ông Bush đã biện hộ rằng thuê ngoài là có lợi cho nền kinh tế.

Bản thuyết trình mới của ông Kerry biện luận rằng chương trình Hỗ trợ điều chỉnh thương mại (Trade Adjustment Assistance - TAA) của chính phủ cần được mở rộng để bao trùm đối tượng lao động "cổ cồn trắng" bị mất việc do "nạn outsourcing". Chương trình này, cho người lao động hưởng hai năm thu nhập và các dịch vụ đào tạo nếu họ bị mất việc làm do bị cạnh tranh từ nước ngoài, hiện chưa bao gồm toàn bộ tất cả các đối tượng chuyêb gia trong ngành công nghệ.

Hiện tượng thuê ngoài xuất hiện bắt nguồn từ các nhân tố như truyền thông toàn cầu được cải tiến hơn và mức lương cho các lập trình viên ở các quốc gia đang phát triển thấp hơn rất nhiều so với tại Mỹ. Tuy nhiên, quy mô cụ thể của xu hướng này hiện vẫn còn chưa rõ ràng.

Hiện vẫn có những dấu hiệu xung đột nhau về việc liệu thị trường lao động này có nâng cao chất lượng cho các chuyên gia công nghệ Mỹ hay không. Nhưng họ có vẻ đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mạnh hơn từ các quốc gia khác: Hãng nghiên cứu thị trường IDC gần đây đã dự đoán rằng thị trường các dịch vụ công nghệ thông tin thuê ngoài trên toàn cầu năm 2008 sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm 2003, lên tới 17 tỷ USD.

Để giúp lao động Mỹ tìm được những công việc lương cao hơn, tốt hơn, Tổng thống Bush đã tăng gấp đôi số đối tượng lao động được hưởng một chương trình đào tạo việc làm và tăng quỹ tài trợ cho các trường học phổ thông. 

Bảo vệ "cổ cồn trắng" Mỹ

Trong bài thuyết trình của mình, ông Kerry khẳng định rằng chính quyền Bush "đã không chịu thừa nhận sự mở rộng của những thử thách đang nhằm vào các dịch vụ chuyên về sáng tạo của Mỹ - một động lực then chốt cho nền kinh tế của chúng ta trong thế kỷ XXI". Kế hoạch cải tổ của Kerry kêu gọi việc tiếp thị nước Mỹ như "điểm đến cho những lựa chọn về các dịch vụ giá trị cao", được thực hiện qua các bước như kiểm soát và giảm dần các chi phí về y tế và giáo dục.

Bài thuyết trình của ông Kerry cho rằng các nhân viên cần phải thông báo nơi làm việc của mình, và nếu thắng cử, ông sẽ buộc các công ty phải thông báo trước ít nhất ba tháng trước khi sa thải bất kỳ nhân viên nào để chuyển việc làm của người đó ra nước ngoài.

Về chương trình TAA, ông Kerry cho biết ủng hộ việc mở rộng mức tiền thuế bảo hiểm y tế của chương trình lên tới 95% mức chi phí bảo hiểm chứ không phải 65% như hiện nay.

Ngoài ra, ông Kerry cũng kêu gọi cải tổ các chương trình visa gây tranh cãi là H-1B và L-1, vốn bị cáo buộc là nguyên nhân đẩy mạnh xu hướng thuê nhân công nước ngoài. Ông muốn đảm bảo rằng "các nhân viên Mỹ với kỹ năng cần thiết sẽ có cơ hội kiếm được công việc dịch vụ "cổ cồn trắng" trong nền kinh tế của chính họ trước khi một visa loại H-1B có thể xin việc". Hiện tại, các nhà tuyển dụng lao động Mỹ không phải chứng thực rằng họ đã tìm kiếm nhân viên Mỹ để tuyển dụng trước khi nhận nhân viên nước ngoài dùng visa H-1B.

N.B. (Theo CNET)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,